【uzbekistan cup】Lan tỏa những giọt máu hiếm

Máu hiếm nhưng không hề “hiếm”

Mang trong người nhóm máu hiếm,ỏanhữnggiọtmaacuteuhiếuzbekistan cup ông Hà Văn Dậu ở xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng từng một lần bước qua lằn ranh sinh tử bởi cơn bạo bệnh. Năm 2019, do bị bệnh sa ruột, ông được các y, bác sĩ tại TP. Hồ Chí Minh chỉ định phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe. Tại thời điểm chuẩn bị phẫu thuật, bác sĩ yêu cầu phải có máu dự trữ để thực hiện ca phẫu thuật, bởi ngân hàng máu đã cạn kiệt, còn nhóm máu hiếm Rh- như ông lại càng thêm hiếm. Trong tình thế không biết xoay xở thế nào khi toàn bộ người nhà không ai có nhóm máu như mình, ông đã liên lạc với anh Phan Xuân Thanh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) máu hiếm tỉnh Bình Phước - lúc này đang đi công tác ở TP. Hồ Chí Minh. Ngay lập tức, anh Thanh đã có mặt tại bệnh viện, hỗ trợ kịp thời ông 1 đơn vị máu và ca phẫu thuật thành công.

Máu hiếm nhưng không “hiếm” sự sẻ chia, ông Hà Văn Dậu (áo vàng) đã thoát khỏi cơn bệnh thập tử nhất sinh từ nguồn máu hỗ trợ kịp thời của anh Phan Xuân Thanh, Chủ nhiệm CLB máu hiếm tỉnh Bình Phước

Trở về sau ca phẫu thuật, ông Dậu càng tích cực tham gia các hoạt động hiến máu nhân đạo, đặc biệt là các phong trào của nhóm máu hiếm, chia sẻ nguồn máu của mình đến những người khác. Bởi hơn ai hết ông hiểu được những nguyên tắc cơ bản của nhóm máu Rh-. Ông Dậu chia sẻ: Máu hiếm thì đúng là quá “hiếm” luôn, các ngân hàng máu gần như không có dự trữ nhóm này, thành ra mình đã mang nhóm máu này mà không tích cực hiến máu thì khi người cần lại không có. Sau phẫu thuật sức khỏe tôi đã tốt, thông thường tôi sẽ hiến máu 1 lần vào dịp đầu xuân, còn khi ai cần là lên đường hỗ trợ ngay.

Anh Thanh đã có hơn 35 lần tham gia hiến máu và những lần cứu người đột xuất như trường hợp ông Dậu không phải là hiếm. Trong cộng đồng những người có nhóm máu hiếm, bình thường họ có thể cho máu, nhưng khi xảy ra sự cố về sức khỏe, họ chỉ có thể nhận lại từ những người cùng nhóm máu với mình. “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” đơn giản là thế. “Mỗi lần trợ giúp một người nào, chúng tôi thấy rất vui vì đã làm được một việc ý nghĩa. Chẳng cần gì cao sang, chỉ cần cười một cái với nhau là xong” - cứ thế việc cho và nhận nhẹ nhàng như lời anh Thanh nói.

Trở về với cuộc sống đời thường, các thành viên trong CLB vẫn duy trì cho mình những thói quen sinh hoạt tốt. Bởi có như thế, sức khỏe và nguồn máu mới ổn định và có thể tham gia cứu người trong những trường hợp khẩn cấp

Chị Nguyễn Thị Minh ở xã Lộc Quang là một trong những gương mặt hiến máu quen thuộc trên địa bàn huyện Lộc Ninh. Bỏ qua những gièm pha, nhận định không tốt của bà con, hàng xóm về nghĩa cử hiến máu, chị là nhân tố tích cực trong CLB máu hiếm cũng như các hoạt động hiến máu định kỳ. “Tăng cân sau hiến máu, sức khỏe tốt hơn, đảm bảo công việc vườn rẫy ổn định”, đó là minh chứng của chị Minh trước những hoài nghi của mọi người rằng hiến máu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tuy chưa một lần trực tiếp hiến máu cho trường hợp máu hiếm nào nhưng chị Minh vẫn tham gia hiến máu định kỳ do huyện tổ chức, đồng thời giữ các thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng thật tốt để duy trì nguồn máu. Bởi chị quan niệm, khi bệnh viện có nguồn máu dự trữ, điều đó sẽ tăng cơ hội để người bệnh vượt qua cơn hiểm nghèo. “Định kỳ 1 năm tôi hiến 3 lần để bổ sung nguồn cho các ngân hàng máu. Còn lại tôi vẫn tham gia rất đầy đủ hoạt động của CLB, chỉ cần có thông tin người cần máu, chúng tôi sẵn sàng lên đường ngay” - chị Minh chia sẻ.

Với tinh thần sẵn sàng cho đi của những người như chị Minh, anh Thanh, ông Dậu, nguồn máu hiếm Rh- nhưng không hề “hiếm” là vậy.

Điểm hẹn của những trái tim hồng

Hiện nay, những người mang trong mình dòng máu hiếm chỉ chiếm 0,1% dân số. Tại Bình Phước, CLB máu hiếm có 47 thành viên, đến từ nhiều huyện, thị xã. Mang trong người dòng máu hiếm, với cơ chế hoạt động riêng của Rh-, họ tự tìm đến nhau, trước là để kết nối, liên lạc và cùng sẻ chia trách nhiệm, sau là để bảo vệ nhau, khi đã gặp nhau trên một hành trình cao cả.

Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Phước cùng các thành viên CLB tham gia họp mặt các CLB nhóm máu hiếm khu vực miền Đông Nam Bộ năm 2019, được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh

Bà Nguyễn Hồng Lợi ở xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh khẳng định, tham gia CLB giúp bà lạc quan và yêu đời hơn trước. Bà từng lo lắng khi mang máu hiếm bởi cả gia đình, dòng họ không ai trùng nhóm máu. Thế nhưng, tham gia CLB máu hiếm, không chỉ gặp gỡ người giống mình, bà còn được kết nối, giao lưu với rất nhiều người trong khu vực cũng như cả nước. Những buổi trực tiếp hoặc online cùng nhau chia sẻ cách bảo vệ nguồn máu, chế độ dinh dưỡng hay thông tin một trường hợp máu hiếm nào đó được hồi sinh là một trong rất nhiều thông tin hay, cảm xúc tích cực mà bà nhận được. “Bản thân cảm thấy an tâm vì có người đồng hành và được làm việc nghĩa tình, nhân ái… Tôi thấy cuộc sống có thêm nhiều ý nghĩa và tốt đẹp hơn” - bà Lợi bày tỏ.

Trong cộng đồng những người mang máu hiếm, nguồn máu chủ yếu là chia sẻ cho nhau. Bởi khi các thành viên có vấn đề về sức khỏe cần đến máu, chỉ có máu hiếm mới truyền được cho nhau. Vì thế, tham gia CLB, ngoài vì cái chung, đó còn là cách để chúng tôi tự bảo vệ và chăm sóc nhau.

Ông NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG
xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản, thành viên CLB máu hiếm tỉnh Bình Phước


Như chính tên gọi nhóm máu của mình là "hiếm", có thể số lần hiến máu của họ ít so với người mang nhóm máu khác nhưng khi có trường hợp người cùng nhóm máu hiếm gặp nguy hiểm, dù đêm hay ngày họ đều kịp thời có mặt chia sẻ giọt máu để cứu người. Những giọt máu hiếm vì thế không còn “hiếm”, các thành viên dù ở đâu xa xôi vẫn được kết nối, lan tỏa và chia sẻ yêu thương đến tất cả mọi người.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
下一篇:Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ