发布时间:2025-01-11 11:17:50 来源:Empire777 作者:World Cup
>> Bài 4: Không chuyển nợ của doanh nghiệp thành nợ Chính phủ
>> Bài 3: Làm rõ trách nhiệm trả nợ,àiSiếtđiềukiệnchovaylạităngchếtàiquảnlýlịch thi đấu europa league hôm nay tăng tính tự chủ của chính quyền địa phương
>> Bài 2: Siết điều kiện cho vay lại
>> Bài 1: Tại sao phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công?
Nhìn nhận lại các quy định trong Luật
Trong giai đoạn 2010-2015, tổng huy động nợ công của Việt Nam đã ở mức cao, trung bình đạt 14% GDP; chiếm khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn này; và có tốc độ tăng nhanh, bình quân 16,6%/năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 62,2% GDP, nợ của Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã lên tới 14,9% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN).
Trên thực tế, không phải Luật Quản lý nợ công hiện hành không có quy định hoặc quy định lỏng lẻo, không chặt chẽ. Mà ngược lại, các quy định đã có đều thể hiện một nguyên tắc chung, đó là cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải có chương trình dự án được duyệt, phải bảo đảm được khả năng trả nợ… Vấn đề ở chỗ những thay đổi kinh tế xã hội gần 10 năm qua đòi hỏi phải nhìn nhận lại các quy định này.
Với quan niệm vốn vay nước ngoài của Chính phủ là sự bổ sung cho NSNN, được vay lại là được bao cấp, nhiều bộ ngành, địa phương đã phê duyệt quá nhiều dự án với quy mô và tổng mức đầu tư lớn, chưa tính đầy đủ các yếu tố chi phí hoặc điều chỉnh quy mô gây áp lực đến cân đối nguồn vốn và kéo dài thi công chậm, đưa vào khai thác sử dụng đã làm tăng nhanh nợ công trong một số năm gần đây.
Sự bao cấp trong vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ thể hiện ở nhiều điểm, mà nổi lên nhất đó là việc thực hiện quá dài cơ chế tài chính cấp phát toàn bộ lên tới 65% tổng dư nợ vay nước ngoài cho các dự án được duyệt. Như vậy nợ công tăng cao có nguyên nhân không kém phần quan trọng đến từ phía sử dụng nguồn vốn này.
Những lưu ý trong sửa đổi Luật
Để quản lý sử dụng hiệu quả nợ công cần phải siết chặt điều kiện cho vay lại, tăng chế tài . Trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Quản lý nợ công, cần lưu ý những điều sau:
Một là, trong mọi chương trình, dự án đầu tư vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ, phải có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đúng tiến độ và trả được nợ vay theo cơ chế tài chính quy định. Quy định này không chỉ dừng lại ở nguyên tắc tại dự thảo luật mà cần phải được đưa thành điều kiện cụ thể cho từng đối tượng được vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, từ tổ chức tài chính – tín dụng để cho doanh nghiệp vay lại , tổ chức kinh tế đến UBND cấp tỉnh hoặc doanh nghiệp tổ chức kinh tế được Bộ Tài chính cho vay lại.
Hai là, năng lực tài chính của đối tượng được vay lại phải đáp ứng được các yêu cầu được luật hóa.
Đối với đối tượng là tổ chức tài chính – tín dụng, năng lực tài chính phải được lượng hóa trên một số tiêu chí như không bị lỗ trong một số năm liền kề gần nhất, nợ quá hạn không quá lớn đến hai chữ số, trong đó không có nợ quá hạn liên quan đến các khoản vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Tổ chức tài chính – tín dụng phải được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng ngang bằng hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.
Đối với đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải chứng minh được đang ở trong tình trạng tài chính lành mạnh theo các tiêu chí như: Không bị lỗ trong khoảng thời gian 3-5 năm liền kề gần nhất, không có nợ quá hạn tại các tổ chức tài chính tín dụng, trong đó không có nợ quá hạn liên quan đến các khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và khoản vay được Chính phủ bảo lãnh (nếu có). Đặc biệt là hệ số vay nợ trên chủ sở hữu không vượt quá 3 lần theo Luật Doanh nghiệp.
Đối với đối tượng vay lại là UBND cấp tỉnh, phải đảm bảo được cấp có thẩm quyền cho phép vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách của địa phương, vốn vay lại phải trong phạm vi hạn mức dư nợ của chính quyền địa phương và mức bội chi ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN. Địa phương phải có trách nhiệm cam kết và thực hiện trả nợ đúng hạn vv…
Ba là, điều kiện về đảm bảo đảm tiền vay. Luật Quản lý nợ công hiện hành chỉ có quy định bảo đảm tiền vay đối với đối tượng là doanh nghiệp. Trong khi đó, từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ khi cho doanh nghiệp vay, tổ chức tài chính – tín dụng vẫn có yêu cầu doanh nghiệp thực hiện bảo đảm tiền vay. Thực tế việc bảo đảm tiền vay lại từ vốn vay nước ngoài của Chính phủ thường bị xem nhẹ, gây rủi ro cho nguồn vốn này. Vì vậy, Luật Quản lý nợ công sửa đổi cần hoàn thiện thêm các quy định pháp lý về bảo đảm tiền vay từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với cả 3 đối tượng vay lại. Đó là cả tổ chức tài chính - tín dụng và doanh nghiệp đều phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp đối tượng vay là UBND các tỉnh, thực hiện bảo đảm tiền vay bằng chính ngân sách của mình trên các phương diện: Chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phải thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương; ngân sách địa phương phải cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Liên quan đến việc siết chặt điều kiện cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, có ý kiến cho rằng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng. Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương tăng cường quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn, bền vững nợ công và an ninh tài chính quốc gia theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 07/NQ-TW của Bộ Chính trị, các chương trình dự án cần phải có sự thay đổi nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn vay để vừa tuân thủ quy định của pháp luật, vừa không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Đây cũng là giải pháp quan trọng để đảm bảo kiểm soát quản lý nợ công trong giai đoạn sắp tới, khi mà nợ công đã tăng cao gần đến giới hạn cho phép mà dự thảo Luật Quản lý nợ công cần quan tâm thể hiện.
Sự bao cấp trong vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ thể hiện ở nhiều điểm, mà nổi lên nhất đó là việc thực hiện quá dài cơ chế tài chính cấp phát toàn bộ lên tới 65% tổng dư nợ vay nước ngoài cho các dự án được duyệt. Như vậy nợ công tăng cao có nguyên nhân không kém phần quan trọng đến từ phía sử dụng nguồn vốn này. |
Nguyễn Trọng Nghĩa
相关文章
随便看看