当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kèo nhà cài】Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

【kèo nhà cài】Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

2025-01-25 21:17:14 [World Cup] 来源:Empire777

Bài cuối:
ÐỒNG BỘ NHIỀU GIẢI PHÁP

BPO - Thực tế nhu cầu lao động,ấtlượnggiaacuteodụcnghềnghiệkèo nhà cài nhất là nhân lực chất lượng cao địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay và trong tương lai đang rất “khát”. Mọi lao động sau khi tốt nghiệp trường nghề đều dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp tìm kiếm việc làm phù hợp. Vấn đề còn lại là thực hiện cơ chế, chính sách như thế nào cũng như tìm các giải pháp căn cơ, đồng bộ ra sao để thu hút học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Từ đó, đào tạo nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.

Ðổi mới, nâng cao chất lượng

Tỉnh Bình Phước hiện có 21 cơ sở GDNN, trong đó chỉ có Trường cao đẳng Bình Phước là hệ công lập. Ngoài truyền thống đào tạo các ngành sư phạm thì thế mạnh của trường còn có các ngành điện, điện công nghiệp, cắt gọt kim loại, công nghệ ôtô, tin học được học sinh lựa chọn theo học từ lâu. Hiện nay, dù gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị do đang trong giai đoạn tái cấu trúc nhưng trường đã nỗ lực làm mới mình bằng cách đổi mới phương pháp dạy học nhằm thu hút học viên và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.

Học sinh Trường cao đẳng Bình Phước học lớp Điện - Điện tử 

Thầy Đoàn Quang Nam, giảng viên Khoa Điện - Điện tử, Trường cao đẳng Bình Phước chia sẻ: Để thu hút học sinh, sinh viên theo học cũng như đào tạo được đội ngũ tay nghề chất lượng, bản thân giảng viên phải thay đổi phù hợp với thực tế theo hướng công nghệ hiện đại. Cùng với đó, trang thiết bị phải đầy đủ. Theo thầy Nam, dù trang thiết bị của trường cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học, tuy nhiên so với xu hướng hiện nay thì chưa. Vì vậy, trường cần được đầu tư, mua sắm thêm các trang thiết bị mới, nhất là các loại máy móc phục vụ dạy học phù hợp xu hướng hiện nay.

Sau tốt nghiệp trường nghề, nhiều em được giới thiệu vào làm việc tại Bình Phước Ford với công việc và thu nhập ổn định

Chia sẻ về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị, cô Nguyễn Bích Liên, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Bình Phước cho rằng, để tồn tại bất kỳ cơ sở giáo dục nào cũng phải tính đến việc đổi mới, nâng cao chất lượng. Bởi muốn thu hút các em vào học nghề thì giải pháp đầu tiên là phải nâng cao chất lượng, tiếp đến là nâng cao hình ảnh của trường. Trước đòi hỏi, yêu cầu thực tế của xã hội hiện nay về tay nghề, nguồn nhân lực chất lượng thì nhà trường phải đi tiên phong. Theo đó, thầy cô phải đổi mới phương pháp, thiết bị, đồ dùng giảng dạy. Trường cao đẳng Bình Phước đang có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, ngoài nỗ lực khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trường đang đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để các em có cơ hội cọ xát công việc trong quá trình học.

Học sinh Trường cao đẳng Bình Phước (TP. Ðồng Xoài) trong tiết thực hành điện - điện tử

Cũng theo cô Liên, Trường cao đẳng Bình Phước là cơ sở GDNN công lập duy nhất của tỉnh, vì vậy cùng với việc đầu tư, nâng cấp thường xuyên về cơ sở vật chất thì đội ngũ giáo viên nghề còn thiếu nên phải có cơ chế, chính sách để thu hút. Đối với học sinh, ngoài Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về miễn học phí cho học sinh tốt nghiệp THCS lên học nghề, Nhà nước cần phụ cấp thêm hằng tháng cho các em theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP như sinh viên sư phạm. Đối với phụ huynh nên thay đổi tư duy, không nhất thiết buộc con em mình phải có bằng đại học. Bởi từ xưa cha ông ta thường nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nếu các em có bằng nghề, làm việc giỏi thì sẽ gặt hái được nhiều thành công. Cùng với đó, các trường THCS, THPT cần có giải pháp hướng nghiệp tốt cho học sinh ngay từ đầu cấp để các em và phụ huynh có suy nghĩ đúng đắn về GDNN.

Căn cơ nhiều giải pháp

Bà Phạm Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Ngành đang quyết tâm thực hiện Kế hoạch số 178-KH/TU ngày 22-8-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thời gian gần đây mà những năm trước sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, đề án về phát triển, nâng cao chất lượng GDNN. Ngoài đầu tư cơ sở vật chất từ nguồn ngân sách, tỉnh còn tăng cường xã hội hóa hệ thống GDNN bằng các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư. Bình Phước hiện có 21 cơ sở GDNN, trong đó có Trường cao đẳng Bình Phước. Đây là trường công lập nên tỉnh đang thực hiện tái cấu trúc từ bộ máy đến cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, là “chìa khóa” thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Bình Phước. Ngoài ra, thời gian tới, Bình Phước sẽ liên kết với Trường đại học FPT để mở rộng đào tạo. Sau khi được cấp giấy phép hoạt động tại Bình Phước, Trường đại học FPT sẽ chính thức tuyển sinh đào tạo chuyên về công nghệ thông tin.

Người lao động làm việc tại Phòng Kế toán Công ty TNHH cao su Thuận Lợi, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú

Bên cạnh đó, để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT, đơn vị cùng với Sở GD&ĐT đã và đang rà soát, đánh giá thực trạng 8 trung tâm GDNN, giáo dục thường xuyên ở cấp huyện và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh. Hiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ tại các trung tâm chỉ đáp ứng trình độ sơ cấp, tuy nhiên mong muốn của sở là phân luồng các em hướng đến trình độ trung cấp trở lên nhằm nâng cao chất lượng sau phân luồng, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Để công tác phân luồng đạt chỉ tiêu đề ra, ngoài sự vào cuộc của các cấp, ngành, người dân thì bản thân các trường cùng đồng hành hướng nghiệp sớm cho các em, phải đi vào thực chất chứ không chạy đua thành tích. Và để học sinh, phụ huynh thay đổi nhận thức về GDNN cần có lộ trình, “mưa dầm thấm lâu” chứ không thể ngày một ngày hai mà thực hiện được.

“Ðể Kế hoạch 178 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đi vào thực tế, trước hết cần sự chung tay vào cuộc nâng cao hiệu quả công tác GDNN, tiếp đến là đẩy mạnh tư vấn phân luồng. Ðây là những việc làm, giải pháp căn cơ nhưng phải đi vào thực chất. Cùng với đó tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhất là các cơ sở giáo dục công, cụ thể là Trường cao đẳng Bình Phước và các trung tâm giáo dục thường xuyên, GDNN. Ðồng thời bố trí, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, đặc biệt 8 trung tâm nghề cấp huyện chưa có giáo viên nghề”.

 Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
PHẠM THỊ MAI HƯƠNG


Việc triển khai Kế hoạch số 178 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước bước đầu gặp một số khó khăn nhất định nhưng với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng những giải pháp căn cơ, đồng bộ, quyết liệt của các ngành, các cấp, kỳ vọng mọi chỉ tiêu, kế hoạch đề ra đều đạt. Qua đó, tạo hiệu ứng tích cực đối với toàn xã hội về GDNN trong xu thế hội nhập quốc tế.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Bình Phước tuyển sinh đào tạo khoảng 120.000 lao động, trong đó trình độ trung cấp, cao đẳng khoảng 20%; học sinh, sinh viên trình độ trung cấp, cao đẳng ra trường có việc làm đạt hơn 90%. Phấn đấu thu hút 50% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống GDNN; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động. Ít nhất 70% cơ sở GDNN và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. 100% nhà giáo đạt chuẩn GDNN; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại; có chương trình đào tạo hợp tác quốc tế....

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读