您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ket qua atlante】Quảng Bình: Phát triển du lịch gắn liền với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số 正文

【ket qua atlante】Quảng Bình: Phát triển du lịch gắn liền với các vùng đồng bào dân tộc thiểu số

时间:2025-01-25 23:25:03 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Hội nghị nằm trong khuôn khổ Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch thuộ ket qua atlante

Hội nghị nằm trong khuôn khổ Chương trình quảng bá,ảngBìnhPháttriểndulịchgắnliềnvớicácvùngđồngbàodântộcthiểusốket qua atlante xúc tiến du lịch thuộc Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022, do Sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp cùng Công ty TNHH Quảng cáo và Giải trí Mỹ Thanh và các đơn vị tổ chức.

Tham gia hội nghị, các nhà quản lý, chuyên gia du lịch cùng thảo luận về phương hướng, giải pháp cho hoạt động du lịch tại địa phương, bên cạnh đó nhìn lại thực trạng để đề xuất những gói sản phẩm mới cho các vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Bình.

Tiềm năng du lịch của Quảng Bình

Toàn cảnh Hội nghị “Xây dựng sản phẩm du lịch các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình năm 2022”

Tại Việt Nam, tỉnh Quảng Bình là một trong những địa phương giàu tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa bậc nhất. Cảnh quan hùng vĩ của Quảng Bình từ lâu đã vang danh thế giới với hệ thống hang động tự nhiên khồng lồ: Sơn Đòong, Phong Nha - Kẻ Bàng, những khu bảo tồn và vườn quốc gia với hệ sinh thái động thực vật phong phú. Địa phương cũng sở hữu nhiều địa danh văn hóa tâm linh gắn liền với lịch sử, quốc phòng an ninh của Việt Nam.

Thiên nhiên Quảng Bình là một viên ngọc quý của Việt Nam
 Hang Tám Cô - một địa danh du lịch tâm linh tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình

Về giá trị văn hóa, tỉnh Quảng Bình là nơi tập trung của các nhóm dân tộc thiểu số đậm đà bản sắc. Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây sinh sống tại 15 xã và 3 bản trên địa bàn các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy, tổng số hơn 27.000 người. Các nhóm bao gồm dân tộc Bru - Vân Kiều được chia thành nhánh Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong; dân tộc Chứt chia thành Sách, Mày, Rục, Arem, Mãliềng…Được biết, các nhóm người đều có tập tục và tiếng nói riêng, tuy nhiên vẫn xuất hiện sự giao thoa, đan xen văn hóa giữa các tộc người với nhau, và giữa dân tộc bản địa với các dân tộc nước bạn Lào, làm dày thêm sự độc đáo và đặc sắc trong giá trị văn hóa của họ.

 Cảnh giã gạo của người Arem
Trẻ em bản Rào Con, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình

Với những nguồn tài nguyên về thiên nhiên và con người như trên, Quảng Bình có tiềm năng rất lớn để khai thác các loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch thiên nhiên…

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, du lịch ở địa phương này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; các loại hình sản phẩm du lịch chưa đa dạng; chưa khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên văn hóa đặc biệt khu vực miền núi, biên giới.

Theo ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, tăng trưởng du lịch trong năm vừa qua vẫn còn tăng trưởng âm, du lịch Quảng Bình còn thiếu ý tưởng, thiếu cách làm. Tiềm năng du lịch Quảng Bình rất lớn, tuy nhiên việc phát triển du lịch gắn với các tộc người ở miền núi là chưa có.

Theo báo cáo, năm 2022, tổng lượng du khách đến Quảng Bình ước đạt 2.110.330 lượt khách, gấp 3,7 lần so với năm 2021. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 33.731 lượt khách, gấp 5,92 lần so với năm 2021, khách nội địa ước đạt 2.076.599 lượt khách, gấp 3,68 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Phong còn cho hay, trong nền kinh tế hiện nay, du lịch văn hóa (hay du lịch di sản) phát triển khá mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Để đáp ứng được xu thế, chúng ta cần nhấn mạnh các công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với phát triển du lịch. Cần phải có câu trả lời cho 4 yếu tố lớn để đánh thức được các tài nguyên du lịch tại đây, đó là: Điểm đến có đẹp và lôi cuốn không? Doanh nghiệp có xây dựng kinh doanh không? Cộng đồng ở đó có đồng tình không? Nhà nước có đồng ý không?

Theo kết quả của chuyến khảo sát các địa bàn xã và huyện vùng dân tộc thiểu số (bao gồm: Bản Kè (xã Lâm Hóa), hang Lèn Hà (xã Thanh Hóa), Bản Dộ Tà Vờng (Trọng Hóa); Cổng Trời Cha Lo và Đồi Chạ Quang (xã Dân Hóa), Bản Mò O Ồ Ồ và Yên Hợp (xã Thượng Hóa), Bản Rào Con (Thị trấn Phong Nha), Bản Arem (xã Tân Trạch), Bản Cà Roòng (xã Thượng Trạch), Xã Trường Sơn, xã Trường Xuân, Ngân Thủy, Kim Thủy, Lâm Thủy): đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số mặc dù đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn khó khăn, điều kiện tiếp cận văn hóa, chất lượng cuộc sống của người dân giữa khu vực miền núi và đồng bằng vẫn còn khoảng cách khá lớn. Ngoài ra, cộng đồng các dân tộc đồng bào có mong muốn khá thống nhất là được tạo công ăn việc làm ổn định trong lĩnh vực du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển đời sống chung của cả bản làng. Như vậy, vấn đề xây dựng các gói sản phẩm du lịch tập trung vào bảo tồn, phát huy văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số là một hướng đi đúng, cần triển khai nhanh và đúng trong thời điểm hiện tại.

Trong khuôn khổ hội nghị, Sở Du lịch Quảng Bình cũng đã ra mắt kênh Tiktok chính thức “Visit Quảng Bình” như một cách quảng bá hình ảnh bằng cách đưa đến cho người xem những nội dung phong phú, hấp dẫn, giàu sức hút về cảnh quan thiên nhiên con người Quảng Bình. 

Hồng Nhung