【u21 hà lan】Viettel sẽ biến thành một công ty không còn làm viễn thông
Thông tin chia sẻ này của Phó Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng được đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Viễn thông,ẽbiếnthànhmộtcôngtykhôngcònlàmviễnthôu21 hà lan CNTT và Internet Việt Nam 2013, tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Trong bài phát biểu thuyết trình của mình, ông Hùng đã chia sẻ cách nhìn nhận của Viettel về một sự thay đổi lớn mang tính lịch sử, đó là: Ngành viễn thông không còn là nghành viễn thông nữa.
Theo đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra 7 vấn đề mang tính quan điểm của Viettel. Trong đó ông Hùng đề cập đến việc ngành viễn thông quan trọng là “phổ cập chứ không phải là mật độ”. Diễn giải quan điểm này, ông Hùng cho biết: Ngành Viễn thông trong rất nhiều năm qua có một từ rất thông dụng là "mật độ" hay "mật độ điện thoại". Chúng ta mất 10 năm, 20 năm, thậm chí 30 năm mới đạt mật độ điện thoại cao trên 80% - chúng ta coi đó là một chỉ số đánh dấu sự phát triển, và các nước đang phát triển vẫn đang nhìn nhận như thế này.
Thế nhưng hiện nay, có rất nhiều ứng dụng nếu như chúng ta không đạt mật độ cao, thậm chí nếu không đạt mật độ 100% thì chúng ta không thể triển khai được… Rất nhiều quốc gia đã ý thức được chuyện này, nên người ta đưa ra khái niệm: Viễn thông là hạ tầng quốc gia. Chữ Quốc gia hiểu theo mấy nghĩa: Nghĩa một là phải phổ cập; Nghĩa thứ hai là ở những chỗ khó khăn quá thì Chính phủ bỏ tiền ra làm.
Ảnh: theo news.go.vn |
Hiện nay đã có trên 50 quốc gia đi theo hướng này, thậm chí có một số quốc gia cực đoan đến mức yêu cầu các nhà mạng không làm nữa, Chính phủ bỏ tiền ra làm, ví dụ như Úc đã bỏ ra mấy chục tỷ đô-la làm để tạo ra một hạ tầng quốc gia.
Chữ mà ngành của chúng ta từ trước rất hay nói là Anywhere, Anytime, hiện nay, chúng ta cần bổ sung thêm chữ Anybody - có nghĩa là phải đến được mọi người và mọi nhà và thật may mắn là giá của các công nghệ không còn cao nữa. Nếu chúng ta làm được việc đấy thì viễn thông không còn là Alo nữa mà là tất cả, len lỏi vào mọi cái.
Quan điểm thứ hai ông Hùng đưa ra là “Mobile broad band là cơ hội để phổ cập”. Ông Hùng lý giải rằng, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ rất mạnh mẽ của điện thoại di động. Nếu nghĩ rằng Internet phải thông qua PC, thông qua đường truyền ADSL - đối với các nước đang phát triển gần như không có cơ hội tiếp cận, vì máy tính bây giờ giá rẻ cũng gần 400 USD, đường truyền ADSL giá rẻ cũng gần 10 USD/tháng.
“Nhưng nếu nhìn nhận Smartphone có thể thay thế được PC, khi giá của Smartphone hiện nay cũng chỉ khoảng 50 USD, và đến năm 2015 dự kiến giá thành của Smartphone còn dưới 30 USD thì đây là một câu chuyện khác. Viettel hiện cũng tham gia sản xuất Smartphone và giá cũng xấp xỉ 50 USD”.
|
Ông Hùng nhấn mạnh: Nếu chúng ta coi một chiếc Smartphone như một chiếc máy tính thì có thể giải được bài toán phổ cập dịch vụ cơ bản đến với mọi người dân. Nếu chúng ta dùng 3G để cung cấp dịch vụ Internet thì trung bình hàng tháng người dân chỉ phải trả cỡ 2 USD, thậm chí không đến mức giá này. Như vậy, câu chuyện 400 USD để có một máy tính, 10 USD/tháng chỉ còn là 50 USD và 2 USD, chúng ta có thể phổ cập được internet đến với mọi người và mọi nhà.
Quan điểm thứ ba của ông Hùng đưa ra là “Sự trở lại của mạng cố định”. Có một giai đoạn trên 10 năm chúng ta nghĩ rằng mạng Cố định sẽ chết. Viettel thì nhìn thấy rằng, sẽ có sự trở lại của mạng cố định, chỉ có điều đó là mạng Cố định băng rộng. Nhìn vào số liệu, ở những nước đang phát triển tốc độ tăng trưởng của mạng cố định băng rộng là 40% một năm. Viettel có thể là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới mà nghề chính là Di động thì bây giờ tuyên bố nghề chính sẽ chuyển sang Cố định băng rộng.
“Lý do mà chúng tôi nói đến cố định băng rộng là vì chỉ duy nhất điều này mới giải được câu chuyện băng thông cố định”, ông Hùng cho biết.
Có một điều ít người nói đến, đó là mạng cố định chính là nền tảng cho mạng di động băng rộng. Chỉ có mạng cố định băng rộng. Đối với quốc gia, đối với doanh nghiệp, đây là thời điểm dể nhận thức đúng về mạng cố định băng rộng. Nó chính là cơ sở hạ tầng tương lai để cho một quốc gia, cho cả mạng di động và cho cả các ứng dụng băng rộng.
Quan điểm thứ 4 là “Khái niệm ‘Nhà cung cấp dịch vụ’ thay thế khái niệm ‘nhà mạng’” – quan điểm này trước đấy đã có sự “lầm tưởng” rằng Viettel sẽ từ bỏ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Ông Hùng chia sẻ: 100 năm nay, ngành nghề chính của chúng ta là alô. 100 năm nay chúng ta kinh doanh chỉ dịch vụ alô, trong khoảng vài chục năm trở lại đây có thêm nghề kinh doanh SMS. Alô đã từng chiếm 100% doanh thu của các nhà mạng, hiện nay chiếm khoảng 75% và chắc vài năm nữa xuống 25%. Điều đó có nghĩa rằng nghề chính của chúng ta, dịch vụ chính của chúng ta không còn là miếng bánh chính nữa. Chính vì thế Viettel mới đưa ra khái niệm: Viễn thông không còn là viễn thông nữa.
Viễn thông bắt buộc phải chuyển sang các lĩnh vực khác. Khái niệm "Nhà mạng" bây giờ phải chuyển thành "Nhà cung cấp dịch vụ". Đặc biệt, niềm tự hào to lớn của doanh nghiệp viễn thông là mạng lưới, thì bây giờ không còn là niềm tự hào nữa rồi, mà niềm tự hào lớn nhất sẽ là lực lượng nghiên cứu, phát triển ứng dụng mới.
Cùng với 4 quan điểm đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng đưa ra thêm 3 quan điểm như: “Chúng ta cần có một sự kết hợp giữa Viễn thông, CNTT và Điện tử”; “Nói đến viễn thông chúng ta hay nói câu chuyện Nhanh. Hiện nay, chúng ta cần Nhanh hơn” “Nên hợp tác với OTT (tạm gọi là ứng dụng nhắn tin gọi điện miễn phí trên internet)”.
Được nhiều người “phong tặng” cho ông cái biệt danh “người hoạt ngôn và sắc sảo” của Tập đoàn Viettel, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã luôn tạo sự thu hút đối với người nghe và dư luận thông qua các bài nói chuyện, chia sẻ của mình.
Có bình luận cho rằng, với kết quả phát triển mạnh mẽ của Viettel thời gian qua và hiện tại, thì “ông Hùng có nói quá một tý cũng sẽ vẫn thuyết phục người khác”. Bởi, nếu đem con số so sánh giữa kết quả kinh doanh của Viettel với VNPT (đã bị Viettel vượt qua về doanh thu lợi nhuận) thì những kinh nghiệm của Viettel không thể là “kinh nghiệm suông” được.
Một bằng chứng là về số liệu kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 của hai tập đoàn này. VNPT đạt tổng doanh thu 54.238 tỷ đồng, hoàn thành hơn 41% kế hoạch, tăng khoảng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái; Còn với Viettel, trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của Viettel đạt 72.638 tỷ đồng, cao hơn 18.400 tỷ đồng so với VNPT.
Tuy chỉ mới chỉ là một số liệu, nhưng nó có thể nói lên nhiều điều.
Đối với bài chia sẻ tại cuộc hội thảo lớn của ngành viễn thông lần này, những quan điểm ông Hùng đưa ra được nhìn nhận là “thuyết phục người nghe” – kể cả về bằng chứng về kết quả kinh doanh, sức phát triển thương hiệu trong nước và quốc tế của Viettel. Những quan điểm của vị “Phó Tư lệnh” Tập đoàn Viettel không những mang đến những chia sẻ về chiến lược hoạt động của Viettel, mà còn đưa ra những quan điểm mang tính dự báo cho những thay đổi theo sự phát triển trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông ở “thì tương lai”./.
Mai An
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·5 phút tối nay 5
- ·Sao Việt 26/5: Hà Thanh Xuân thấy biết ơn, Quang Lê thon gọn, điển trai
- ·Nghệ sĩ piano San Jittakarn ngồi 'ghế nóng' tìm kiếm tài năng âm nhạc Việt Nam
- ·Ngày 16/5: Thị trường lúa gạo bình ổn, giao dịch lúa mới đều
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Tổng cục Thuế: Không có tiêu cực trong kì thi nâng ngạch ngành Thuế
- ·Sự pha trộn độc đáo giữa kinh nghiệm và tài năng của vua trinh thám Conan Doyle
- ·Quan hệ đối tác Hoa Kỳ
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Ngày 6/6: Giá heo hơi tăng 1.000
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·RCEP: Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới
- ·Kỉ niệm 50 năm Quốc khánh Vương quốc Oman
- ·Vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành trầm cảm, đập phá đồ đạc
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·72% doanh nghiệp EU tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh
- ·Trưởng BTC Miss World Việt Nam xây nhà tặng các gia đình bị sạt lở đất
- ·Việt Nam nối lại đường bay với một số quốc gia
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Angelina Jolie trả lương cho bảo mẫu 20 tỷ 1 năm