【nhan dinh keo goc】Đổi mới tư duy để phát triển kinh tế
Tự tin và sáng tạo
Năm 2014,Đổimớitưduyđểphaacutettriểnkinhtếnhan dinh keo goc khi đang làm tại một công ty xuất nhập khẩu, anh Trình Ngọc Hải ở khu phố 5, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài tình cờ biết và nhìn thấy một số người quen đang sản xuất nấm bào ngư. Nhìn những cây nấm tươi non mới nhú từ bịch phôi khá thú vị nên anh Hải tìm hiểu và nhanh chóng bị cuốn hút. Niềm khát khao, đam mê làm kinh tế từ nấm bào ngư nhanh chóng “bén rễ” đã khiến anh tìm đến Trạm Khuyến nông thị xã Đồng Xoài (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Đồng Xoài) để được hướng dẫn. “Thông qua các địa chỉ được giới thiệu về trồng nấm bào ngư, tôi đã đi học hỏi ở một số trường đại học, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và các địa chỉ khác. Quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy tỉnh Bình Phước rất thích hợp trồng nấm bào ngư vì nguồn nguyên liệu làm phôi nấm tại địa phương nhiều, vốn đầu tư thấp và lao động dồi dào” - anh Hải chia sẻ.
Hiện nay, nhiều nhà nông đã thay đổi tư duy, cách làm để thích ứng phù hợp với điều kiện thực tế. Trong ảnh:Anh Trình Ngọc Hải ở khu phố 5, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài đầu tư trồng nấm bào ngư, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Thời điểm anh Hải khởi nghiệp, Bình Phước chưa có nhiều trại nấm lớn, chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, gia đình. Ban đầu, anh chỉ mua 1.000 bịch phôi nấm từ một xưởng có uy tín về trồng. Những lứa nấm đầu tiên thu hoạch đạt năng suất, chất lượng tốt đã thôi thúc anh quyết tâm sản xuất quy mô lớn hơn theo mô hình khép kín. “Tôi nghĩ, nếu chỉ mua phôi về trồng thì lợi nhuận không cao, việc trồng cũng đơn giản, do vậy tôi học cách làm phôi. Do chưa có kiến thức, kinh nghiệm nên ban đầu phôi không ra nấm mà bị thối, chết. Sau thời gian dài nghiên cứu và điều chỉnh lại độ ẩm, công thức phối trộn nguyên liệu, hấp và cấy giống nên giờ tôi đã thành công” - anh Hải cho biết.
Việc đóng bịch phôi bằng máy do anh Hải chế tạo có hiệu quả nhanh, nguyện liệu được trộn đều
Để giảm bớt chi phí, anh Hải tới các xưởng chế biến gỗ từ cây cao su mua mùn cưa giá rẻ về tự phối trộn nguyên liệu. Thay vì phải thuê nhân công đóng bịch thủ công, anh Hải đã nghiên cứu và chế tạo thành công lò hấp nhiệt thanh trùng, khử khuẩn phôi nấm; máy đóng bịch phôi vừa nhanh, đều và an toàn. Anh Hải cho biết thêm: “Một số chuyên gia lĩnh vực này cho rằng, việc hấp thanh trùng là “trái tim” của ngành trồng nấm, nghĩa là hấp thanh trùng càng đạt thì lượng nấm càng nhiều và chất lượng càng cao, đỡ hư hỏng và bệnh. Riêng lò hấp tôi tự thiết kế có công suất 4.500 bịch phôi, sau 8 giờ hấp sẽ đạt 100-120OC, tiếp tục ủ 10-12 giờ nữa, dù chưa đạt tiệt trùng nhưng cũng đạt thanh trùng, diệt được số mầm bệnh rất lớn. Còn nếu hấp bằng nồi hơi thì hiệu quả sẽ cao hơn”.
Hiện anh Hải có 12 nhà xưởng trồng nấm, mỗi xưởng 12.000 bịch phôi. Mỗi bịch phôi trung bình cho thu từ 8-10 lần. Sản lượng thu hoạch cả 12 xưởng đạt khoảng 80 tấn nấm/năm. Anh Hải bán sỉ cho thương lái với giá 33.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi năm thu lời khoảng 500-600 triệu đồng. Anh cũng đang tạo việc làm thường xuyên cho 9 lao động với mức lương bình quân 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Hiện chưa có tiêu chuẩn nào dành cho phôi nấm bào ngư. Ví dụ một số nơi đóng bịch chỉ từ 1,2-1,3kg nhưng tôi đóng 1,5kg, vì như vậy mới đủ chất lượng nuôi nấm. Hay độ ẩm cũng chưa có quy chuẩn chung, đó là do kinh nghiệm của mỗi người và tính chất khí hậu từng vùng khác nhau nên việc phối trộn nguyên liệu cũng như độ ẩm của phôi sẽ khác nhau. Tôi tin vào cách làm của mình vì đang đem lại hiệu quả rất tốt. Anh TRÌNH NGỌC HẢI, khu phố 5, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài |
Thấy hay, làm ngay
Trong một lần lướt facebook, anh Nguyễn Viết Tùng ở tổ 5, khu phố Tân Trà 2, phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài thấy mô hình nuôi lươn không bùn khá đơn giản, ít chi phí mà cho thu lời cao nên đã liên hệ với cơ sở bán giống mua về nuôi. “Lúc đầu, tôi đặt mua 1.000 con, vừa nuôi vừa học hỏi, rút kinh nghiệm. Càng nuôi thì tôi càng đam mê, do vậy đã tăng số lượng lên 2.000 con/lứa. Gia đình tôi và một số anh em, bạn bè đang mở rộng quy mô, số lượng” - anh Tùng chia sẻ.
Chỉ với khoảng 5-6m2, anh Nguyễn Viết Tùng (bìa trái) có thu nhập ổn định từ nuôi lươn không bùn
Nhiều năm qua, giá lươn giống dao động từ 7.000-8.000 đồng/con. Để nuôi từ 1.000-3.000 con lươn, người nuôi chỉ cần xây hồ cao khoảng 50cm, rộng 5-6m2. Thức ăn cho lươn chủ yếu là các loại cá tạp xay nhuyễn, khi lươn đã lớn thì trộn cá tạp xay với cám công nghiệp. Chi phí thức ăn khoảng 100 ngàn đồng/ngày/2.000 con lươn. Sau 8 tháng nuôi, lươn đạt trọng lượng khoảng 300g là bán ra thị trường. Hiện anh Tùng bán sỉ lươn thương phẩm cho thương lái tại chợ Đồng Xoài từ 150-180 ngàn đồng/kg, dao động theo mùa vụ, trừ chi phí anh thu lời khoảng 50-60 triệu đồng/lứa.
Anh Tùng cho biết, lươn cũng có một số bệnh thường gặp như viêm ruột, xuất huyết, đỏ da hay lở loét. Người nuôi phải phòng bệnh là chính bằng việc thường xuyên khử khuẩn môi trường nước, trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc có thể tắm cho lươn bằng cách hòa các dung dịch trị bệnh vào bể nuôi. Bà Nguyễn Thị Thu Lan, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Bình cho biết: “Hiện mô hình nuôi lươn không bùn của anh Tùng là duy nhất trên địa bàn phường. Quá trình theo dõi và đánh giá sơ bộ, chúng tôi thấy cách làm khá đơn giản. Người nuôi tận dụng diện tích đất rất nhỏ và số vốn khoảng từ 15-20 triệu đồng là có thể xây dựng được mô hình. Việc chăm sóc lươn không vất vả, nhanh cho thu. Đây là mô hình phù hợp kinh tế nông nghiệp đô thị, nhất là với hộ ít vốn, ít đất, qua đó hội đã giới thiệu rộng rãi cho hội viên”.
TP. Đồng Xoài hiện có 5.392 hội viên nông dân. Trong đó, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã được nhân rộng. Đối với các mô hình trồng nấm bào ngư của anh Hải, khu phố 5, phường Tân Đồng và nuôi lươn không bùn của anh Tùng, khu phố Tân Trà 2, phường Tân Bình đang mang lại nhiều triển vọng. Hội khuyến khích các nông dân phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Riêng về nguồn vốn, hội viên nếu có nhu cầu vay, Thường trực hội sẽ khảo sát, đánh giá tính khả thi, trên cơ sở đó sẽ giải ngân. Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Đồng Xoài TRẦN ANH TUẤN |