发布时间:2025-01-11 11:09:22 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo đối thoại cấp cao ba bên “Tối ưu hóa phát triển và tác động việc làm của đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động của công ty đa quốc gia trong ngành điện tử Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn thông qua TPP và FTA”,ângcấpngànhđiệntửđểđemlạigiátrịcaohơtrận real sociedad do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và Tổ chức Lao động quốc tế tổ chức, ngày 29/9.
Công nghiệp điện tử Việt Nam: Tiến thoái lưỡng nan
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đã thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi logistics, phương thức phân phối, đặc biệt là sự tham gia của người máy, của các robot vào những thao tác đơn giản như lắp ráp khiến chi phí rẻ đi.
Nhiều đại diện doanh nghiệp trong ngành điện tử, chuyên gia lao động tham dự hội thảo. Ảnh: MĐ |
Do đó, những nền công nghiệp sử dụng nhiều lao động tại Việt Nam trong đó có ngành điện tử đang đứng trước những thách thức rất to lớn khi đang phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh lớn từ người máy từ các nước công nghiệp phát triển, với lao động rẻ hơn từ Campuchia, Myanma, Bangladesh.
Việc làm trong những ngành đông lao động trong đó có điện tử là một vấn đề rất đáng lo ngại trong thời gian tới. Ngành điện tử là biểu tượng hội nhập cho nền kinh tế Việt Nam, đóng góp nhiều nhất cho xuất khẩu, tạo ra nửa triệu việc làm và góp phần mang thương hiệu Made in Việt Nam ra thế giới.
Tuy điện tử là một ngành công nghệ cao nhưng chuỗi giá trị ngành điện tử không phải tất cả công đoạn đều được gọi là công nghệ cao và tại Việt Nam mới chỉ tham gia công đoạn lắp ráp với công nghệ giản đơn. Lực lượng lao động chỉ tham gia vào công đoạn có giá trị thấp nhất, tay nghề thấp nhất do đó giá trị gia tăng tạo ra là thấp nhất, đóng góp cho ngân sách thấp nhất.
Các doanh nghiệp Việt Nam gần như đứng ngoài, trong khi đó các nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ, các nhà cung ứng cho dây chuyền này chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đây là mặt trái của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
Cần thiết phải nâng cấp ngành điện tử
Theo ông Lộc, cần phải có chiến lược nâng cấp ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nếu muốn có việc làm bền vững, với các công đoạn có giá trị cao hơn, sử dụng lao động lành nghề hơn cũng như sự gia tăng của các doanh nghiệp nội địa trở thành những đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia. Đồng thời, phải có chiến lược cùng thắng giữa các tập đoàn xuyên quốc gia với DN Việt Nam, giữa chủ sử dụng lao động và người lao động.
Tuy nhiên, ông Lộc cũng thừa nhận, thực trạng này là chưa thể tránh khỏi vì lao động Việt Nam trình độ tay nghề rất thấp và hệ thống giáo dục đào tạo của nước ta chưa đạt được yêu cầu. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển mới cần phải cải cách giáo dục, đặc biệt là giáo dục dạy nghề, và đây là cuộc cách mạng cần có sự đột phá.
Ông Lộc cho rằng, trong tái cấu trúc nền kinh tế phải bắt đầu từ cải cách nền giáo dục, trước hết là giáo dục dạy nghề, hai là phải phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp nội địa Việt Nam.
Đứng ở góc độ lao động, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN cho biết: “Trông bề ngoài thì các doanh nghiệp điện tử rất hoành tráng, nhìn vào người công nhân rất sạch sẽ nhưng tôi thấy rằng môi trường lao động không kém vất vả. Người công nhân phải chịu rất nhiều áp lực về thời gian, điều kiện làm việc, thời gian làm việc của người lao động có lẽ chỉ kéo dài trong vòng 10 năm”.
Do đó, cần thiết phải chú trọng đến đào tạo nghề cho người lao động. Các cơ sở dạy nghề cần phải nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cũng như tạo điều kiện để có hệ thống đào tạo nghề tốt hơn. Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động là phải đào tạo cho lao động cũng như có chính sách khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, làm thế nào để cải thiện điều kiện lao động tốt hơn để thời gian làm việc của người lao động kéo dài hơn chứ không chỉ trong vòng 5 – 10 năm sẽ bị lôi ra khỏi guồng quay./.
Mai Đan
相关文章
随便看看