Ánh sáng xanh là quang phổ của ánh sáng nhìn thấy trong phạm vi màu xanh lam đến tím. Ánh sáng xanh lam bao gồm bức xạ có bước sóng ngắn đi kèm với năng lượng cao. Trên thực tế,áchạinguyhiểmcủaánhsángxanhđốivớisứckhỏeconngườdortmund vs augsburg chính quang phổ màu xanh của ánh sáng khả kiến là nguyên nhân khiến bầu trời có màu xanh lam. Mặc dù mặt trời là nguồn chính của ánh sáng xanh như tất cả các nguồn ánh sáng nhìn thấy khác, nhưng các thiết bị kỹ thuật số sử dụng hàng ngày, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính và đèn LED khiến mọi người đều có khả năng tiếp xúc với ánh sáng xanh suốt cả ngày. Ánh sáng xanh gây ra những tác hại nguy hiểm tới mắt và da đối với người sử dụng các thiết bị điện tử trong khoảng thời gian dài.
Tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt
Hầu như tất cả ánh sáng xanh có thể nhìn thấy đi qua giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính rồi được hấp thụ tại võng mạc. Ánh sáng này có thể ảnh hưởng đến thị lực và có thể làm lão hóa mắt sớm. Nghiên cứu ban đầu cho thấy việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể dẫn đến:
Mỏi mắt: Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính và các thiết bị kỹ thuật số có thể làm giảm độ tương phản dẫn đến mỏi mắt, biểu hiện các triệu chứng như đau nhức mắt hoặc bị kích thích, nhìn đôi và khó tập trung dẫn đến ảnh hưởng đến công việc cũng như học tập.
Khô mắt: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử tác động lên lớp phim nước mắt và giảm tần số chớp mắt dẫn đến tình trạng khô mắt.
Giác mạc: Ánh sáng xanh giảm giảm tuổi thọ lớp tế bào biểu mô, dẫn đến tình trạng mắt bị kích thích, nhìn mờ.
Thể thủy tinh: Thể thủy tinh chứa protein cấu trúc, enzyme và chất chuyển hóa protein hấp thụ ánh sáng sóng ngắn. Các chất và dẫn xuất này được thêm vào protein của thể thủy tinh để tạo ra các sắc tố màu. Thể thủy tinh hấp thụ một lượng đáng kể ánh sáng xanh để bảo vệ tế bào võng mạc Tuy nhiên, khi nó phát huy tác dụng bảo vệ thì nó phải trải qua sự giảm độ trong suốt hoặc thay đổi màu sắc. Do đó, dẫn đến hình thành đục thể thủy tinh.
Tổn thương võng mạc: Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng xanh theo thời gian có thể dẫn đến các tế bào võng mạc bị tổn thương. Điều này có thể gây ra các vấn đề về thị lực như thoái hóa hoàng điểm tuổi già.
Ảnh hưởng đến sự phát triển khúc xạ: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc đọc màn hình điện tử có thể dẫn đến sự xuất hiện và phát triển thị lực kém ở trẻ em, và tỷ lệ cận thị cao hơn, tương quan với sự gia tăng thời gian đọc màn hình. Từ sự khác biệt giữa đọc màn hình điện tử và các hoạt động ngoài trời, chúng ta thấy rằng các hoạt động ngoài trời được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên làm giảm xuất hiện và tiến triển cận thị ở trẻ em.