Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020,ệmôntậpthitốtnghiệpTHPTmônLịchsửđạtđiểbarcelona vs athletic club Nguyễn Thúy Đang (học sinh lớp 12A1 khóa 19 Trường THPT Tương Dương 2, Nghệ An) được 9,25 điểm môn Lịch sử. Trước kỳ thi năm nay, Thúy Đang chia sẻ những “tip” về cách làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử để đạt được kết quả quả tốt nhất.
Trúng tuyển đại học năm 2020 nhưng do điều kiện gia đình, Thúy Đang chưa đi học ngay mà đang làm việc tại Tương Dương, Nghệ An |
Theo Thúy Đang, điều quan trọng trước khi vào phòng thi là thí sinh đã phải nắm vững những kiến thức căn bản trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12 hiện hành của Bộ GD-ĐT theo cấu trúc đề thi minh họa của Bộ.
Trong buổi thi, khi nhận được đề thi, theo kinh nghiệm của Thúy Đang, đầu tiên,thí sinh phải biết phân tích và xử lý nhanh. Không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó làm sau. 50 phút với 40 câu hỏi thì thí sinh không nên giành quá nhiều thời gian cho nhưng câu hỏi khó mà mình không đủ kiến thức và sự tự tin. Thời gian trung bình mỗi câu khoảng 1,25 phút.
Thứ hai, đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm “từ khóa”, có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” đó để lưạ chọn phương án trả lời với những kiến thức nào. Đây được xem là cách để thí sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức.
Thứ ba, thời gian làm bài thi trắc nghiệm ngắn nên cần tính toán khả năng từ “chậm và chắc” sang “chậm” thành “nhanh”. Cần lưu ý, đọc kỹ, tính toán kỹ câu hỏi và phương án trả lời không có nghĩa là chần chừ, do dự. Dùng biệp pháp loại trừ các đáp án cũng là một cách hay được áp dụng để làm bài thi.
Thứ tư, nếu không nhớ chính xác các phương án trả lời một số câu hỏi thì không nên đoán mò hoặc làm theo kiểu “phủ xanh đất trống đồi trọc” một cách may rủi, mà thí sinh cần dùng phương pháp loại trừ.
Một khi thí sinh không có cho mình một đáp án trả lời thật sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một kỹ năng hữu hiệu giúp mình tìm ra câu trả lời đúng.
Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, thí sinh hãy thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
Cuối cùng, khi các thí sinh không còn cơ sở để loại trừ nữa thì nên dùng cách phỏng đoán để nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ độ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời và đó là kỹ năng cuối cùng của các em.
"Mong rằng những "bí kíp" này sẽ giúp các bạn thí sinh năm nay đạt điểm cao trong ký thi tốt nghiệp THPT sắp tới" - cô gái trẻ nhắn gửi.
Phương Chighi
Hướng dẫn làm bài thi môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT 2021
Dưới đây là đáp án môn Lịch sử thi Tốt nghiệp THPT quốc gia 2021