当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả hạng 2 hà lan hôm nay】Trọng tâm để phục hồi bền vững sau đại dịch

Cơ hội để gây dựng lại thị trường bền vững hơn

Mới đây,ọngtâmđểphụchồibềnvữngsauđạidịkết quả hạng 2 hà lan hôm nay trong nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, ông Tim Evans bày tỏ sự lạc quan về việc Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh dần khôi phục.

Trọng tâm để phục hồi bền vững sau đại dịch

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu phấn đấu 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh.

Tuy nhiên, để tối đa hóa được tiềm năng trong bối cảnh hậu Covid-19, ông Tim Evans nhấn mạnh về hai lĩnh vực là tài chính bền vững và số hóa. Tổng giám đốc HSBC Việt Nam đánh giá trong năm 2021, Việt Nam đã có những bước tiến tích cực trên thị trường tài chính xanh với nhiều giao dịch lớn liên quan đến bền vững. Song, thị trường này mới đang ở giai đoạn non trẻ và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Việt Nam là quốc gia đón nhận lượng FDI lớn nhất ở ASEAN xét trên tỷ trọng với GDP. Trong khi đó, các tập đoàn toàn cầu ngày càng chú trọng đến ESG (tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị) và bền vững, họ sẽ đòi hòi một nguồn lực bền vững tốt hơn cả về chất lẫn lượng ở các quốc gia họ có hoạt động.

Đặc biệt, Việt Nam tiếp nhận giá trị đầu tư vào năng lượng tái tạo cao nhất ở khu vực ASEAN và có tiềm năng nhất về khả năng phát triển năng lượng tái tạo trong khu vực, đi kèm với tăng trưởng nhờ FDI.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai lấy ý kiến của các tổ chức tài chính góp ý vào dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Có hiệu lực từ 1/1/2022, thông tư yêu cầu các ngân hàng phải ban hành quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng và gửi về NHNN, chính thức tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho tài chính xanh ở Việt Nam.

Tháng 10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai lấy ý kiến của các tổ chức tài chính góp ý vào dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Có hiệu lực từ 1/1/2022, thông tư yêu cầu các ngân hàng phải ban hành quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng và gửi về NHNN, chính thức tạo ra khuôn khổ pháp lý chung cho tài chính xanh ở Việt Nam. Đến năm 2025, NHNN đặt mục tiêu phấn đấu ít nhất 10 - 12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường, xã hội và 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh, triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh. Đây là một động thái quan trọng nhằm thúc đẩy nỗ lực phát triển tài chính xanh của Việt Nam.

Trong một báo cáo giữa năm 2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng nhấn mạnh “tài chính xanh và tài chính xã hội đóng vai trò trung tâm trong sự phục hồi bền vững của châu Á-Thái Bình Dương sau đại dịch Covid-19”.

“Covid-19 làm cho người nghèo bị ảnh hưởng nhiều hơn, nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội để gây dựng lại tốt hơn”, Kinh tế gia trưởng của ADB Yasuyki Sawada phát biểu. Theo ông Yasuyki Sawada, cuộc “cài đặt lại vĩ đại” này đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực môi trường và xã hội, như y tế và giáo dục. Chỉ có thể thực hiện được điều này thông qua những nỗ lực phối hợp giữa chính quyền khu vực và doanh nghiệp, đặc biệt khi nguồn thu của chính phủ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Chính phủ cần phải tăng cường hạ tầng thị trường và hệ sinh thái cho tài chính xanh và tài chính xã hội để xu hướng này có thể phát triển năng động và góp phần phục hồi một cách bền vững và bao trùm.

Thiếu tiêu chuẩn thống nhất về tài chính xanh

Báo cáo của ADB kêu gọi chính phủ các nước sử dụng các biện pháp tài khoá, luật pháp và quy định để đẩy nhanh sự phát triển của tài chính xanh và tài chính xã hội. Các quy định thực thi tiêu chuẩn chung về công bố thông tin và đo lường tác động có thể góp phần đảm bảo tài chính xanh và tài chính xã hội thực sự hiệu quả, bền vững và có sức thu hút – đặc biệt là đối với khu vực tư nhân.

Hiện nay, theo khảo sát do IFC và NHNN thực hiện, không nhiều ngân hàng Việt Nam có chính sách, quy trình hoặc hệ thống chính thức để quản lý rủi ro môi trường và xã hội của khách hàng. Một trong những rào cản lớn nhất là thiếu hướng dẫn cụ thể về xác định và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong tài trợ dự án.

Bên cạnh đó, thị trường còn cần vượt qua một số trở ngại khác trong vài năm tới, trong đó bao gồm thiếu nhân sự có chuyên môn và kỹ năng, chưa có tiêu chuẩn thống nhất về tài chính “xanh” và phân loại đúng nghĩa, các đơn vị có tầm ảnh hưởng trên thị trường không thể hiện cam kết rõ ràng và mạnh mẽ, độ “vênh” về thời hạn giữa nhu cầu tài chính với nguồn vốn và dữ liệu ESG minh bạch không có.

Từ thực tế này, ông Tim Evans đề xuất một số giải pháp mà NHNN có thể cân nhắc triển khai. Đó là, NHNN có thể ban hành yêu cầu cụ thể cho từng công cụ tín dụng để ngân hàng phát triển khung tài chính xanh tốt hơn và ngân hàng chủ động lên kế hoạch. Xây dựng một khung pháp lý rõ ràng cho các công cụ thị trường vốn. Đặt ra mục tiêu rõ ràng về kết quả tài chính xanh cho từng ngân hàng, ví dụ như tỷ lệ số dư xanh chưa kết trên tổng sổ sách.

Đồng thời, áp dụng công bố thông tin về môi trường trong báo cáo tài chính nhằm tăng trách nhiệm của các ngân hàng và công khai với các bên liên quan cách quản lý rủi ro tài chính. Thiết lập diễn đàn chia sẻ để kết nối hai khối công và tư cùng hợp tác xây dựng một hành lang pháp lý hiệu quả cho tài chính xanh và các vấn đề về biến đổi khí hậu ở Việt Nam…

Cân nhắc áp trần tín dụng cao hơn với tín dụng xanh

Theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể cân nhắc áp dụng trần tăng trưởng tín dụng cao hơn cho những ngành thuộc nhóm xanh hoặc hỗ trợ tài chính cho tín dụng xanh; hay giảm trần tăng trưởng tín dụng cho những đơn vị không đạt cũng là một biện pháp có thể cân nhắc áp dụng; không áp dụng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với số dư xanh; áp dụng kiểm tra giới hạn rủi ro khí hậu trên sổ sách ngân hàng…

分享到: