Phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp thẩm tra các báo cáo về công tác tư pháp,ườiđứngđầuthiếutráchnhiệmđểxảyrathamnhũngtănghơnhận định bóng đá manchester city báo cáo phòngc chống tham nhũng năm 2023. Năm 2023 có 39 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng (tăng 105,2% so với năm 2022).
Thông tin trên được nêu tại báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 của Chính phủ, được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thẩm tra trong phiên họp sáng 6/9.
Cụ thể về số liệu trên, Chính phủ cho biết có 11 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đã bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 28 người bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng (trong đó 3 khiển trách, 12 cảnh cáo, 13 cách chức).
Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã có tác dụng răn đe, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình phụ trách, Chính phủ đánh giá.
Vẫn theo báo cáo, đã có 60.458 người kê khai tài sản thu nhập lần đầu; 545.535 người đã kê khai tài sản thu nhập hằng năm; 44.015 người đã kê khai tài sản thu nhập bổ sung; 161.928 người kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ; 655.299 người đã được công khai bản kê khai tài sản thu nhập.
Kết quả xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 cho thấy, số người đã tiến hành xác minh trong kỳ là 13.093 người; có 2.664 người có sai sót về kê khai sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm thời hạn so với quy định…; có 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm (xóa tên khỏi danh sách ứng cử; kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; kỷ luật bằng hình thức cách chức…).
Về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, theo báo cáo, các cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân đã thụ lý điều tra 967 vụ án/2.552 bị can phạm tội về tham nhũng. Tổng số tài sản thiệt hại trong các vụ án đang thụ lý, điều tra trên 1.738 tỷ đồng và 70.950,9 m2 đất; thu hồi trên 1.237 tỷ đồng và 28.822,6 m2 đất). Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 377 vụ án/997 bị can.
Tòa án Nhân dân các cấp giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 614 vụ /1.467 bị cáo; đã giải quyết 476 vụ /1.115 bị cáo trong đó xét xử 384 vụ/849 bị cáo về các tội tham nhũng. Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tù chung thân 7 bị cáo; xử phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm đối với 40 bị cáo; tù từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 117 bị cáo; tù từ trên 3 năm đến 7 năm đối với 223 bị cáo; tù từ 3 năm trở xuống 426 bị cáo.., còn lại là các hình phạt khác.
Về công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng, tổng số phải thi hành có 4.540 việc, trong đó số có điều kiện thi hành 3.258 việc; trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 1.703 việc.
Về tiền, tổng số phải thi hành có 96.961 tỷ 426 triệu 630 nghìn đồng, trong đó số có điều kiện thi hành 56.688 tỷ 413 triệu 947 nghìn đồng. Trong số có điều kiện thi hành, đã thi hành xong 19.818 tỷ 424 triệu 117 nghìn đồng.
Đánh giá chung, Chính phủ cho rằng công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2022.
Một trong những kết quả nổi bật là điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt những đối tượng bỏ trốn; mở đường để xử lý nhiều đối tượng bỏ trốn ở một số vụ án khác; là cơ sở để dẫn độ tội phạm đã được tòa án kết tội; là hồi chuông cảnh tỉnh, răn đe, cơ sở để nghiên cứu, ban hành án lệ, áp dụng thống nhất trên cả nước.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc, theo đánh giá của Chính phủ.
Cụ thể, mặc dù thời gian qua đã xử lý nghiêm nhiều cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nhưng vẫn xảy ra sai phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trên một số lĩnh vực, nổi lên là lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm...
Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện làm việc cầm chừng, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm, hiệu quả công việc thấp.
Quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là lĩnh vực đất đai, đấu giá, đấu thầu, định giá, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.
Công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ chưa nhiều chuyển biến, có ít trường hợp tham nhũng, tiêu cực được phát hiện được qua tự kiểm tra nội bộ.
Công tác thu hồi tài sản tuy tăng mạnh so với những năm trước nhưng giá trị tài sản phải thu hồi còn tồn đọng lớn; công tác giám định, định giá tài sản trong một số vụ việc, vụ việc còn khó khăn, vướng mắc.
“Một số nơi, người đứng đầu chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói chưa đi đôi với làm và làm chưa đi đôi với nói trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện hoặc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, Chính phủ nhìn nhận.
顶: 6225踩: 3557
【nhận định bóng đá manchester city】Người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng tăng hơn 100%
人参与 | 时间:2025-01-24 23:47:43
相关文章
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- Vụ thi thể trong thùng bê tông ở Bình Dương: Cả nhà luyện Pháp luân công
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe chở tiền
- Khởi tố vụ bán vật chứng liên quan cựu tướng Phan Văn Vĩnh
- Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- Nhóm nghi can vụ xác chết trong bê tông theo giáo phái lạ?
- Cần cải cách toàn diện kiểm tra an toàn thực phẩm
- Kiểm tra, rà soát để phân loại chính xác mặt hàng camera
- Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- Cơ sở phân loại mặt hàng sử dụng sản xuất sơn hoặc bán thành phẩm của sơn
评论专区