【soi kèo paraguay】“Ở đâu cần, có chúng tôi…”

World Cup 2025-01-10 23:24:56 29

Chúng tôi có dịp gặp các anh chị em công tác trong lĩnh vực tuyên truyền lưu động đến từ nhiều tỉnh,Ởđucầsoi kèo paraguay thành của cả nước nhân Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc diễn ra tại Hậu Giang, để nghe câu chuyện truyền cảm hứng từ họ...

Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Hậu Giang tại Hội thi Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 80 năm Nam kỳ khởi nghĩa.

Nghề đầy đam mê

Những ngày qua, các đội tuyên truyền lưu động của gần 30 tỉnh, thành trong cả nước đã hành quân về phương Nam, vừa tham gia Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc kỷ niệm 80 năm Nam kỳ khởi nghĩa, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Lâu lắm rồi, người dân miền Nam mới có cơ hội thưởng thức những chương trình tuyên truyền lưu động đến từ nhiều vùng, miền trong cả nước.

Có những người lần đầu đến với miền Nam nên có nhiều cảm xúc khác nhau. Chị Trương Thị Nỡ, tuyên truyền viên Đội tuyên truyền lưu động tỉnh Quảng Nam, hồ hởi: “Ở đây, người dân xem đông, tôi rất ấn tượng và diễn càng hứng khởi hơn. Ở quê mình, đi tuyên truyền cực lắm. Lần đầu tiên được đi phục vụ người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi thấy thật sự lạ lẫm xen lẫn hạnh phúc, quyết tâm diễn hết mình để tạo một ấn tượng tốt”…

Đội tuyên truyền lưu động là những người tuyên truyền đầy đam mê và nhiệt huyết. Đa phần họ là những người yêu thích công tác, có nhiều kỹ năng như ca, múa, tuyên truyền, diễn tiểu phẩm… Vào đội, họ tiếp tục được tôi rèn để ngày càng trở nên đa năng, đảm đương nhiều nhiệm vụ được giao.

Ở cấp tỉnh, số lượng từ 5 đến 7 người, cấp huyện thì ít hơn. Từ đó, họ buộc phải tự học tập để nâng cao tay nghề. Là nghề vất vả, nên phải thật sự có năng khiếu và đam mê, họ mới có thể trụ vững, nhất là đối với các tuyên truyền viên là nữ. Chị Tố Nguyên, tuyên truyền viên Đội tuyên truyền lưu động tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Cực nhất là thời gian có con nhỏ. Mà tính chất của công việc phải đi diễn vào buổi tối, nên đã vất vả lại càng vất vả hơn. “Nhiều khi muốn bỏ cuộc, nhưng chính niềm đam mê đã thôi thúc tôi phấn đấu, cố gắng vừa chu toàn việc nhà, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi đã gắn bó với nghề này đã hơn 10 năm rồi và tình yêu cùng với niềm đam mê cứ thế lớn dần”, chị Tố Nguyên bộc bạch…

Cuộc sống hiện đại, còn có đất cho tuyên truyền lưu động ?

Cuộc sống hiện đại sôi động, với nhiều phương tiện giải trí, đòi hỏi các đội tuyên truyền lưu động phải nâng chất toàn diện, bởi không đơn thuần là biểu diễn đạt số buổi theo quy định, mà phải có người xem. Từ đó, họ luôn đổi mới công tác tuyên truyền từ kịch bản đến chất lượng, kỹ năng tuyên truyền, diễn xuất của tuyên truyền viên, diễn viên… Mỗi địa phương đều tận dụng mọi cơ hội, lợi thế để có thể xây dựng chương trình mới lạ, cuốn hút.

Kinh nghiệm của đội tuyên truyền ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh chính là việc tạo nguồn từ lực lượng cộng tác viên; tổ chức nhiều hội thi văn nghệ quần chúng cấp cơ sở để tìm và chăm bồi lực lượng này, tạo thêm nhiều điều kiện để họ có thêm nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống. Ông Vũ Huy Lộc, Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: Đội của quận đạt giải và được chọn đi toàn quốc mấy năm rồi. Kinh nghiệm của ông là trong những buổi tuyên truyền phải tranh thủ kinh phí để mời những nghệ sĩ tên tuổi, cùng diễn với mình, rồi chương trình phải được đầu tư, hướng dần đến chuyên nghiệp, mới mong có được nhiều người xem.

Thế nhưng, ở nhiều tỉnh không có điều kiện như những thành phố lớn, mà công tác tuyên truyền vẫn phải phục vụ, họ sẽ tận dụng mọi nguồn lực có thể để xây dựng chương trình vừa sức. Trong chương trình, chú ý đến hình thức sân khấu hóa, nâng dần chất lượng của chương trình bằng nhiều cách, sử dụng nhiều kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ công tác tuyên truyền thêm sinh động. Bà Phan Thị Thu Hằng, Đội trưởng Đội tuyên truyền lưu động tỉnh Hà Tĩnh, chia sẻ: “Tụi mình còn nghiên cứu để đưa vào những làn điệu dân ca quê mình bằng nhiều hình thức, qua những lời ca được viết lời mới, những điệu múa để tạo nên sự gần gũi, người dân dễ chấp nhận”.

Dù còn nhiều vất vả, nhưng những diễn viên, tuyên truyền viên luôn động viên nhau phấn đấu vượt qua, bằng tình yêu nghề, bằng cái tâm với nghề, xem đây là nhiệm vụ và trách nhiệm, góp chút sức phục vụ Nhân dân. Cứ vậy, sự gắn bó với công tác tuyên truyền đã thấm sâu và niềm đam mê ngày càng lớn và họ gắn bó với công tác tuyên truyền, dần vượt qua những khó khăn của cuộc sống, để được đứng trên sân khấu, mang những thông tin mới, chủ trương, chính sách mới đến với mọi người một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.

Đưa dân ca quê nhà vào nội dung tuyên truyền

Bà Phan Thị Thu Hằng, Đội trưởng Đội tuyên truyền lưu động tỉnh Hà Tĩnh, chia sẻ: “Tụi mình nghiên cứu để đưa vào những làn điệu dân ca quê mình bằng nhiều hình thức, qua những lời ca được viết lời mới, những điệu múa để tạo nên sự gần gũi, người dân dễ chấp nhận”.

 

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/103d299086.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh

Tịch thu 25 tấn lúa tươi nhập lậu qua biên giới

Giá xăng dầu hôm nay 18/8: Đồng loạt giảm khi Iran trả lời thỏa thuận của EU

Công thức làm đẹp đúng với nha đam

Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó

Làm đẹp dễ dàng với bí đao

Hàng nghìn học sinh TPHCM được tư vấn tâm lý học đường

Tìm lại nụ cười

友情链接