您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lich bóng hôm nay】Chính sách tôn giáo ở Việt Nam thay đổi mạnh mẽ, ngày càng tự do 正文
时间:2025-01-25 16:38:03 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh
Với việc Đảng, Nhà nước công nhận Ban đại diện Giáo hội các Thánh lich bóng hôm nay
Với việc Đảng,ởViệtNamthayđổimạnhmẽngycngtựlich bóng hôm nay Nhà nước công nhận Ban đại diện Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kytô Việt Nam (hay còn gọi là Giáo hội Mặc Môn), tính đến nay, Việt Nam đã có 39 tổ chức tôn giáo và một pháp môn tu thuộc 14 tôn giáo được công nhận.
Nói như ông Hoàng Văn Tùng, Trưởng Ban đại diện Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kytô Việt Nam, việc được Nhà nước công nhận sẽ giúp cho cộng đồng tín hữu có được sự tổ chức chặt chẽ và đầy đủ để tuân thủ theo hướng dẫn của pháp luật.
Điều này cho thấy chính sách tôn giáo ở Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ, ngày càng tự do và rộng mở.
Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Ông Bùi Thanh Hà, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đã dành cho phóng viên Thông tấn xã Việt Nam cuộc trao đổi cởi mở về vấn đề này.
- Với việc công nhận Ban đại diện Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kytô - Việt Nam, đến nay ở Việt Nam đã có bao nhiêu pháp môn và tổ chức tôn giáo được công nhận. Việc công nhận hôm nay có ý nghĩa thế nào, thưa ông?
Ông Bùi Thanh Hà:Cho đến giờ phút này, Việt Nam đã công nhận tới 39 tổ chức tôn giáo và một pháp môn tu. Chúng ta sẽ còn tiếp tục xem xét công nhận theo quy định pháp luật đối với các tổ chức tôn giáo trong thời gian tới.
Tôi nghĩ việc công nhận một tổ chức tôn giáo cũng đã cho thấy rất rõ là việc thực hiện các quy định pháp luật của chúng ta được triển khai một cách cụ thể, từ việc công nhận tổ chức đến các hoạt động khác.
Tôi cho ý nghĩa rất quan trọng đó là việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đã được ban hành.
Thứ hai, việc công nhận và triển khai thực hiện các quy định pháp luật đối với các tổ chức tôn giáo cũng là một việc để Nhà nước bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người theo quy định của Hiến pháp.
Thứ ba nữa là mặc dù là một tổ chức tôn giáo rất nhỏ so với nhiều tổ chức nhưng Nhà nước vẫn thực hiện công nhận Ban đại diện Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kytô Việt Nam.
Điều này cho thấy Việt Nam không phân biệt đối xử giữa các tôn giáo. Chúng ta tôn trọng và đảm bảo sự bình đẳng của các tôn giáo. Dù tôn giáo lớn hay nhỏ đều được xem xét theo các quy định của pháp luật một cách bình đẳng.
Thứ tư, tôi cho rằng đây cũng là một dịp để cho bà con tín hữu các tôn giáo nói chung cũng như cộng đồng quốc tế thấy được việc chúng ta thực hiện chính sách tôn giáo đảm bảo quyền cho người dân theo tinh thần của Hiến pháp cũng như các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Họ sẽ thấy được trong quá trình chúng ta thực hiện, quyền đó được đảm bảo, không chỉ cho những tổ chức tôn giáo lớn mà cho cả những tổ chức tôn giáo nhỏ.
Các nhóm tôn giáo, tổ chức tôn giáo tới đây khi xuất hiện ở Việt Nam cũng được thực hiện theo pháp luật, cũng được đảm bảo quyền hoạt động tôn giáo của mình.
- Ông có thể cho biết đôi nét về tổ chức tôn giáo này ở Việt Nam?
Ông Bùi Thanh Hà:Đây là một tổ chức đã có ở Việt Nam từ năm 1967 nhưng qua thời gian, hoạt động của họ gián đoạn. Gần đây, Ban Tôn giáo Chính phủ đã công nhận lại hoạt động cho họ.
Mặc dù như tôi nói đây là tổ chức có số lượng tín đồ ít, nhưng họ tham gia rất tích cực trong hoạt động chung của các địa phương cũng như phong trào chung của các cơ quan có trách nhiệm.
Hiện tín đồ tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Còn các địa phương khác, số lượng tín hữu cũng rất ít, họ về sinh hoạt tại các điểm nhóm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh hoạt của họ rất nề nếp, có quy định rất tốt.
Đây là một tổ chức tôn giáo tuy nhỏ ở Việt Nam, nhưng chúng tôi đánh giá là một tổ chức tuân thủ pháp luật và có những hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, có những đóng góp rất cụ thể.
- Ông mong muốn gì ở các tổ chức tôn giáo nói chung và Ban đại diện Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê su Kytô nói riêng?
Ông Bùi Thanh Hà:Có rất nhiều việc chúng ta mong họ thực hiện. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay có số lượng tín hữu rất lớn, chiếm tới trên 27% dân số.
Với một số lượng tín hữu như vậy, chúng ta rất mong muốn tín hữu của các tổ chức tôn giáo nói chung sẽ cùng với tất cả cộng đồng dân tộc thực hiện các mục tiêu chung, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh theo đúng định hướng chúng ta đã lựa chọn.
Thứ hai, chúng tôi cũng rất mong các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam sẽ phát huy được những giá trị về mặt văn hóa, đạo đức, để thông qua đó đóng góp trực tiếp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Thứ ba, chúng tôi rất mong muốn các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục chung sống với nhau một cách hòa bình để không có những xung đột, va chạm do niềm tin khác nhau. Thông qua đó, giúp cho ổn định xã hội tốt hơn.
- Thưa ông, ở Việt Nam hiện nay có bao nhiêu tôn giáo chưa được công nhận và mới được công nhận lâm thời, việc công nhận chính thức trong thời gian tới sẽ được thực hiện như thế nào?
Ông Bùi Thanh Hà:Hiện nay chúng tôi chưa thống kê hết nhưng còn tương đối nhiều nhóm tôn giáo nhỏ lẻ. Họ cũng mới xuất hiện thời gian gần đây. Chúng tôi cũng đang thống kê, hoặc họ cũng thông qua quy định pháp luật của Việt Nam, họ sẽ đăng ký để được hoạt động, tiến tới việc công nhận tổ chức.
Thời gian tới, theo quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ tiếp tục công nhận về mặt tổ chức đối với những tổ chức tôn giáo và các nhóm tôn giáo có nhu cầu muốn được đăng ký hoạt động cũng như muốn được công nhận về mặt tổ chức.
Hiện nay, có duy nhất Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kytô Việt Nam chúng ta công nhận họ là Ban đại diện. Vì một là, quá trình hoạt động của họ, tuy là ở Việt Nam lâu nhưng gián đoạn.
Hai là, số lượng cũng không phải nhiều. Trước mắt chúng ta công nhận Ban đại diện, sau hai năm công nhận Ban đại diện lâm thời thì nay công nhận Ban đại diện chính thức, sẽ tạo điều kiện cho họ thực hiện các hoạt động tôn giáo cũng như các hoạt động khác tốt hơn và khi hội đủ các điều kiện, chúng ta sẽ công nhận về mặt tổ chức đối với họ.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)
Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ2025-01-25 16:30
Thay đổi tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia2025-01-25 16:13
Thiếu hụt nhân sự bảo mật đang làm gia tăng rủi ro an ninh mạng2025-01-25 16:05
Panasonic được vinh danh ‘Hãng kỹ thuật của năm’2025-01-25 15:51
Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ2025-01-25 15:44
Việt Nam hóa thành công mạng lưới viễn thông2025-01-25 15:26
Phát triển bền vững, quản trị tiên tiến giúp doanh nghiệp sữa Việt “vững” và “vươn” trong bão Covid2025-01-25 15:08
Trí tuệ nhân tạo AI làm mất niềm tin vào những gì ‘mắt thấy, tai nghe’2025-01-25 15:00
Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!2025-01-25 14:11
Chủ tịch Viettel: 'Muốn ra nước ngoài thì khát vọng phải cao, tự tin phải lớn'2025-01-25 14:11
Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng2025-01-25 16:25
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt: Ngành game Việt sẽ “chết'2025-01-25 16:25
Sắp diễn ra Tọa đàm “Du lịch golf – Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế”2025-01-25 16:25
Nvidia nắm giữ 'vũ khí tối thượng' của chiến trường AI 2025-01-25 15:46
Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam2025-01-25 15:33
Mỗi ngày Bưu điện Hà Nội tiếp nhận hơn 300 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp2025-01-25 15:28
5 giải pháp phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử2025-01-25 15:24
Tìm kiếm giải pháp hỗ trợ tạo môi trường Internet an toàn trong trường học2025-01-25 15:01
Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?2025-01-25 13:56
Cơ hội trúng quà công nghệ khi mua hàng trên oneSME2025-01-25 13:51