Những nghệ nhân lớn tuổi sống khỏe nhờ nghề đan lát Bao La
Lưu giữ
Trong khi những thứ hiện đại làm cuộc sống con người thay đổi thì một số sản phẩm thủ công truyền thống vẫn có chỗ đứng,ệnhânbắtnhịpxuthếmớxem kết quả la liga khẳng định được thương hiệu. Điều đó được người ta nói và nhắc nhiều ngay chính nơi làng nghề đan lát Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền).
Ông Võ Chức (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) bảo, gần 50 năm rồi ông gắn bó với đọt tre, cán rựa. Với thời gian chạy dài theo nửa thế kỷ đó, bàn tay ông bớt nhịp nhàng, dẻo dai. Tuổi tác khiến sức vóc con người giảm đi, mật độ sản phẩm làm ra cũng không như ý người. “Nghề đan lát gắn với tôi từ nhỏ. Mấy năm trở lại đây, Nhà nước coi trọng cái nghề này và sản phẩm cũng có chỗ đứng trên thị trường nên không chỉ tôi mà bà con địa phương có thêm thu nhập, nhất là trong buổi nông nhàn. Bây giờ, tuổi cao, sức yếu nên các thao tác không còn nhanh nhẹn”, ông Chức chia sẻ.
Các sản phẩm thủ công tinh xảo có giá trị cao
Trong cái sự “hỗn loạn” của các sản phẩm thủ công, nhiều làng nghề chết yểu nhưng tại sao sản phẩm được tạo ra làng nghề đan lát Bao La lại sống khỏe, sống tốt? Câu hỏi ấy được trả lời ngay trên ánh mắt, thao tác lẫn cái tâm của nghệ nhân. Trong không gian làm việc ấy dường như không có chỗ cho người trẻ. Từ chẻ tre, đan lát, mài giũa, phối màu... đều được các nghệ nhân lớn tuổi đảm nhận, những công đoạn khác đã có bàn tay của phụ nữ chịu khó ở vùng đất dọc sông Bồ. Tất cả bí kíp, sự tỉ mẩn của những tay thợ có tuổi nghề hàng chục năm tạo ra sản phẩm chất lượng, độc đáo, đủ để cạnh tranh với sản phẩm thủ công không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. “Nhìn thế thôi chứ để đan được một cái rổ, cái rá nhỏ nhìn cho được con mắt thì cũng phải mất một thời gian dài rèn luyện. Từ công đoạn chọn nguyên liệu đến chẻ nan, đan, lát... ngó thì đơn giản nhưng làm được là cả một vấn đề. Ngay can được độ dày mỏng của từng thanh nan sao cho phù hợp với từng sản phẩm cũng không phải dễ”, nghệ nhân Thái Phi Hùng nói. Về bí quyết tạo ra sản phẩm chất lượng, ông Hùng chỉ nói gọn với đại ý rằng, chính tâm của người nghệ nhân tạo nên điều đó…
Bất cứ một sản phẩm gì nếu giải quyết được công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi đều tạo ra hiệu ứng tốt cho xã hội. Và nghề đan lát ở Bao La đã làm tốt việc này trong thời gian qua. Song, khi nhắc đến việc duy trì một lớp nghệ nhân kế cận, ánh mắt của Giám đốc HTX sản xuất dịch vụ mây tre đan Bao La Võ Văn Dinh vẫn hiu hắt...
Sáng tạo theo đơn đặt hàng
Trong thời đại mà nhu cầu thị trường thay đổi từng ngày, để họ bắt nhịp được xu thế, đã có sự chuyển dịch sản phẩm phù hợp với thị trường ngay trong bản thân mỗi nghệ nhân, người thợ.
Chúng tôi đặt hàng một sản phẩm ngay trước mặt ông Võ Văn Dinh, điều đó không phải đánh đố mà xuất phát từ nhu cầu muốn tạo ra một sản phẩm lưu niệm mang “hình dáng” của làng quê xứ biển, nhưng có dấu ấn của làng nghề đan lát Bao La. Đó là một chiếc thuyền nan có chiều dài độ 1m nhưng muốn tạo ra sản phẩm này, nghệ nhân ở Bao La phải hiểu thuyền nan là gì, cấu tạo của phương tiện mưu sinh từ ngàn đời của con dân xứ biển. Tham khảo ý kiến nghệ nhân, ông Dinh nhận lời sau những hướng dẫn vội vàng từ phía chúng tôi. Sản phẩm được tạo ra, dù không hoàn toàn hài lòng nhưng chúng tôi thực sự bất ngờ. Càng bất ngờ hơn khi làm được sản phẩm, họ phải gõ google, lên youtube tìm hiểu về thuyền nan.
Ông Dinh bảo, không chỉ đơn hàng của chúng tôi mà nhiều sản phẩm họ phải làm như thế để tạo ra sự hài lòng của khách hàng. Lúc làng nghề chuyển sang sản xuất các mặt hàng lưu niệm thì bắt buộc nghệ nhân phải sáng tạo, không khu biệt những gì thuộc về truyền thống.
“Ngay trên sản phẩm chúng tôi tạo ra cho các anh đã có dấu ấn của nghề truyền thống Bao La, đó là kỹ thuật đan lát, dù sản phẩm ấy con dân ở Bao La hiếm khi được nhìn thấy. Mỗi năm chúng tôi phải sáng tạo ra 40-50 mẫu mới để đa dạng hóa sản phẩm”, ông Dinh bộc bạch.
Tất nhiên là khó khăn khi những nghệ nhân đa số có tuổi hơn nửa thế kỷ. Họ có thể không quen thuộc với những cái click chuột, vuốt màn hình điện thoại nhưng khi hình ảnh sản phẩm được đưa ra, bằng cách này hay cách khác, họ sẵn sàng tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Điều đó không hẳn là một cú “chuyển dịch” thị trường to tát, nhưng sự vận động trong tư duy một phần giúp làng nghề sống khỏe.
“Khi hình ảnh sản phẩm được đưa ra, chúng tôi buộc phải tiếp cận được với cấu tạo, quy trình sản xuất ra sản phẩm. Sau đó mới vận dụng những kỹ thuật đan lát vào trong sản phẩm. Trước đây, chúng tôi không hề biết mạng internet nhưng bây giờ mỗi lần có đơn đặt hàng sản phẩm mới, chúng tôi phải tham khảo”, ông Hùng giãi bày.
Bài, ảnh: Lê Thọ
顶: 3267踩: 4
【xem kết quả la liga】Nghệ nhân bắt nhịp xu thế mới
人参与 | 时间:2025-01-13 03:22:26
相关文章
- Công an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'
- Những giọt nước nghĩa tình ở đảo Hòn Chuối
- Thân nhân có được hưởng trợ cấp khi người đang hưởng lương hưu qua đời?
- Kim ngạch xuất khẩu quý I tăng 13,45% so cùng kỳ
- Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- 300 phần quà, học bổng trao cho người dân vùng biên
- Đoàn kết, tương trợ nhau vì nghề biển bền vững
- Tìm diệt lúa “lạ” trên cánh đồng nguyên chủng
- Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- Toạ đàm kết nối ngành thanh tra với doanh nghiệp
评论专区