Các container hàng hóa tại cảng Long Beach,úcđẩychuỗicungứngkhuvựcẤnĐộDươthứ hạng của vô địch hy lạp tiểu bang California, Mỹ. Ảnh minh họa:AFP/TTXVN
Được biết, 14 thành viên IPEF bao gồm: Australia, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, và Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn sau ngày đầu tiên diễn ra Hội nghị Bộ trưởng IPEF, sự kiện được tổ chức từ ngày 8-9/9 ở Los Angeles (Mỹ), ông Yasutoshi Nishimura cho hay, các thành viên IPEF đã chia sẻ hiểu biết về tầm quan trọng của việc đảm bảo khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, sau những gián đoạn do đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga – Ukraine gây ra. Bộ trưởng Yasutoshi Nishimura nhận định: “Chúng tôi chỉ còn một bước nữa để đạt được kết quả lớn. Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận cho đến khi bắt đầu những cuộc đàm phán chính thức".
Theo đó, sau khi kết thúc hội nghị cấp Bộ trưởng đầu tiên của IPEF theo hình thức trực tiếp, các quốc gia dự kiến sẽ tuyên bố khởi động các cuộc đàm phán chính thức cho khuôn khổ này, với 4 trụ cột là: thương mại công bằng; khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng; năng lượng sạch, khử carbon và cơ sở hạ tầng; đánh thuế hợp lý và chống tham nhũng.
Đáng chú ý, các Bộ trưởng đang tập trung vào việc thiết lập tiêu chuẩn cao trong những lĩnh vực mới, như nền kinh tế kỹ thuật số, các luồng dữ liệu xuyên biên giới và bản địa hóa dữ liệu, những vấn đề lao động, bên cạnh vấn đề chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, không giống như một hiệp định thương mại thông thường, IPEF không liên quan đến việc cắt giảm thuế quan và các biện pháp tự do hóa thương mại khác. Là một phần của sáng kiến IPEF mới, Mỹ vừa công bố khởi động một chương trình giáo dục và đào tạo về các kỹ năng kỹ thuật số hướng đến phụ nữ và trẻ em gái.
Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ thông tin, 14 công ty của Mỹ như Apple Inc. và Google LLC sẽ cung cấp khả năng tiếp cận đào tạo và giáo dục về các kỹ năng kỹ thuật số cho khoảng 7 triệu phụ nữ và trẻ em gái tại các nền kinh tế mới nổi và những nền kinh tế khác vào năm 2032.
Trong một thông cáo báo chí, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo khẳng định: “Chúng tôi cam kết mang lại những lợi ích cụ thể và hữu hình cho các quốc gia đối tác tham gia IPEF”. Chương trình này sẽ bao gồm hoạt động đào tạo cho trẻ em gái trong các lĩnh vực như an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo (AI), đồng thời hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp và kiến thức kỹ thuật số cho trẻ em gái và phụ nữ vùng nông thôn.
Về phần mình, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai nói thêm: "Trong bối cảnh chúng ta tiếp tục hợp tác cùng nhau để xây dựng một sự phục hồi kinh tế bền vững và bao trùm hơn, và khi chúng ta thảo luận về những cách thức đổi mới sáng tạo để thực hiện thương mại theo IPEF, chúng ta phải ưu tiên việc học tập suốt đời cho phụ nữ".
Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, các quốc gia đầu tiên tham gia "Sáng kiến nâng cao kỹ năng IPEF" là Brunei, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
LÊ THẢO
(Lược dịch từ Kyodo News)