【số liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna】Chuẩn bị nguồn nhân lực thực hiện tổng kế toán nhà nước
作者:World Cup 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:06:08 评论数:
tổng hợp thông tin tài chính nhà nước về tình hình tài sản nhà nước, tình hình hoạt động thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) tại các doanh nghiệp,... nên đòi hỏi trình độ chuyên môn phải được nâng lên. Do đó, việc đào tạo, tổ chức nguồn nhân lực để thực hiện chức năng mới luôn được KBNN coi trọng.
Chưa quen với việc tổng hợp, báo cáo
Với việc triển khai thành công Dự án Tabmis (Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc), thực hiện chuyển đổi từ chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN sang áp dụng chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Tabmis, đội ngũ cán bộ kế toán KBNN đã thể hiện sự tiếp cận, thích ứng nhanh khi có những thay đổi lớn như việc bố trí, sắp xếp hệ thống tài khoản, kết cấu tài khoản và phương pháp hạch toán cùng với việc sử dụng hệ thống thông tin tập trung với những quy trình nghiệp vụ chặt chẽ hơn.
Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán cũng đã chứng tỏ được khả năng làm chủ về nghiệp vụ, kỹ thuật khi KBNN triển khai các hệ thống thông tin khác như tổ chức phối hợp thu NSNN tập trung (TCS tập trung), thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại....
Tuy nhiên, theo nhận xét, đánh giá của Cục trưởng Cục Kế toán Nhà nước, KBNN Vũ Đức Chính thì đội ngũ cán bộ nghiệp vụ về kế toán còn chưa quen với việc tổng hợp, phân tích các thông tin tài chính (do chức năng nhiệm vụ hiện nay mới là kế toán NSNN), trong khi yêu cầu của nhiệm vụ mới đòi hỏi mỗi cán bộ phải có và thuần thục kỹ năng này.
Trang bị thêm các kỹ năng
Theo TS. Vũ Đức Chính, để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực khi triển khai TKTNN, đội ngũ kế toán KBNN cần phải nâng cao trình độ chuyên môn đạt đến trình độ có khả năng nghiên cứu các chế độ liên quan đến công tác quản lý điều hành NSNN để thực hiện việc xây dựng và triển khai, tổ chức thực hiện chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Tabmis và cho TKTNN.
Dó đó, mỗi cán bộ kế toán cần có khả năng phân tích thông tin báo cáo và kiến thức về các mảng kế toán khác trong lĩnh vực tài chính công, đặc biệt là số cán bộ làm nhiệm vụ TKTNN. Những cán bộ này sẽ có khả năng tham mưu giải quyết các nghiệp vụ về kế toán nhà nước, có kỹ năng xử lý các tình huống và soạn thảo văn bản trả lời nghiệp vụ, có kiến thức về công nghệ thông tin, sử dụng các chương trình ứng dụng phục vụ công tác kế toán. Bên cạnh đó cũng phảỉ có kỹ năng phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, năng lực làm việc độc lập,....
Để làm được việc này, TS. Vũ Đức Chính cho biết, KBNN cần chú trọng hơn nữa đến yêu cầu đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kế toán tài chính, coi đó là khâu đào tạo căn bản quyết định đến chất lượng cán bộ công chức kế toán.
Với các kỳ thi tuyển công chức, KBNN phải bổ sung nội dung về kỹ năng, kiến thức quản lý tài chính công, kế toán công áp dụng cho Tabmis để kiểm tra, sát hạch đầu vào. Sau khi tuyển dụng, phải có kế hoạch đào tạo lại, trong đó lưu ý đào tạo cơ bản về quy trình nghiệp vụ KBNN nói chung và đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán nói riêng. Đào tạo về kỹ năng thao tác trên các hệ thống thông tin, trên Tabmis, cổng thông tin điện tử và cần có hướng dẫn, đào tạo cập nhật thường xuyên các kỹ năng mới đảm bảo theo kịp với tình hình thực tế. Đặc biệt, trước khi bố trí công việc cho một cán bộ mới cần phải có thời gian để họ tập sự với công việc.
Theo kế hoạch triển khai TKTNN, hết năm 2015, toàn bộ khung pháp lý sẽ được xây dựng hoàn thiện trên cơ sở thống nhất, tập trung dữ liệu của các đơn vị kế toán nhà nước; thống nhất về kế toán đồ và phương pháp kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế; hướng dẫn đến kế toán dồn tích đối với một số đối tượng kế toán nhà nước. Từ năm 2016 đến năm 2020 sẽ tiếp tục hoàn thiện và tổ chức vận hành hệ thống thông tin của TKTNN, đảm bảo tính bảo mật và an toàn dữ liệu kế toán... Tổng hợp, trình bày các báo cáo tài chính của Chính phủ (các cấp chính quyền địa phương), đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp với thông lệ quốc tế. Nguồn: Kho bạc Nhà nước |
Vân Hà