Thuận lợi đầu ra
Nhãn hàng riêng là các sản phẩm do chính nhà phân phối tổ chức sản xuất hoặc đặt hàng doanh nghiệp khác sản xuất nhưng mang thương hiệu riêng của nhà phân phối. Ví dụ,ệpsảnxuấtnhãnhàngriêngGiúpnângcaokếtquảsoi kèo jeonbuk tại hệ thống siêu thị Big C chúng ta vẫn thường thấy các sản phẩm nước rửa chén Big C, dầu ăn Big C hay giấy vệ sinh Big C...
Hiện nay, tại các siêu thị lớn như như Big C, Co.opmart, MM Mega Market VietNam (trước đây là Metro) có thể dễ dàng nhận thấy các sản phẩm nhãn hàng riêng được trưng bày ở những vị trí bắt mắt nhất, rất dễ khiến người mua hàng chú ý. Đặc biệt, với những lợi thế về giá cả luôn thấp hơn từ 5% - 30% so với các sản phẩm cùng loại, chất lượng đảm bảo cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, sản phẩm nhãn hàng riêng đang được xem là một yếu tố tạo sự khác biệt giữa các siêu thị lớn.
Theo các chuyên gia thương mại, sự hợp tác phát triển nhãn hàng riêng nếu dựa trên nền tảng khai thác lợi thế của các bên theo phương thức đôi bên cùng có lợi sẽ giúp doanh nghiệp và cả nhà bán lẻ nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tìm được đầu ra ổn định tránh việc sản phẩm có chất lượng tốt nhưng không thể tìm được đầu ra, không thể tìm được nhà phân phối. Còn đối với các nhà phân phối, việc xây dựng nhãn hàng riêng sẽ giúp mở rộng đối tượng khách hàng, tạo sự khác biệt.
Đánh giá về những lợi thế của doanh nghiệp khi tham gia sản xuất nhãn hàng riêng cho siêu thị, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thương mại Hùng Thái Đỗ Mạnh Hùng cho hay, sau 6 năm làm hàng nhãn riêng cho Big C, siêu thị này đã giúp công ty hoàn thiện bao bì, nhãn hiệu. Hiện, sản phẩm trà Hùng Thái đã được bày bán tại Big C và nhiều điểm kinh doanh khác. Các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nhãn hàng riêng cho các siêu thị sẽ có một số thuận lợi nhất định như vì là nhãn hàng riêng nên sản phẩm là hàng độc quyền, có dấu ấn riêng, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm khác cùng loại. Bên cạnh đó, đối với các sản phẩm mang nhãn hàng riêng, khách hàng cũng có sự tín nhiệm hơn. Đặc biệt, việc sản xuất này cũng giúp nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát được kế hoạch cung ứng hàng hóa tốt hơn, chủ động hơn trong chính sách giá.
Còn theo bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà, các doanh nghiệp sản xuất nhỏ muốn mở rộng và phát triển thị trường cần chọn cho mình một nhà thu mua có thương hiệu lớn để phát triển thương hiệu riêng. Từ đó, các doanh nghiệp có thể học hỏi được các kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường... song song với việc phát triển thương hiệu riêng của mình.
Theo bà Lê Mai Linh, Phó Chủ tịch điều hành, phụ trách Quan hệ công chúng và trách nhiệm xã hội của Central Group Việt Nam, trên thực tế, một số doanh nghiệp đã hợp tác làm nhãn hàng riêng với Big C, nay đã điều chỉnh kế hoạch thương hiệu, sản phẩm và sản xuất, kinh doanh thành công như công ty trà Hùng Thái (Thái Nguyên), cơ sở nem Thanh Xuân (Đồng Tháp)… thay vì sản xuất nhãn hàng riêng (gia công cho siêu thị) như trước, các doanh nghiệp chuyển sang làm thương hiệu của mình và được hỗ trợ tích cực từ Big C và Central Group Việt Nam thông qua chương trình “Đồng hành cùng thương hiệu Việt”.
Phép thử với các nhà sản xuất?
Theo Trưởng ban Nghiên cứu dự báo thị trường, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), TS. Lê Huy Khôi, việc các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nhãn hàng riêng phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Làm nhãn hàng riêng sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về nghiên cứu thị trường của các nhà bán lẻ cho nên hầu hết sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn và ổn định. Doanh nghiệp cũng sẽ tối ưu hóa công suất máy móc thiết bị nhà xưởng, cũng như tiết kiệm chi phí phân phối giao nhận, chi phí bán hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những khó khăn như do được xem như hàng gia công cho nên doanh nghiệp không chủ động trong việc thay đổi giá khi có biến động chi phí, không thể chủ động thay đổi bao bì, cải tiến thành phần. Đồng thời, sản phẩm mang nhãn hàng riêng ít nhiều sẽ có sự chia sẻ thị phần với hàng mang thương hiệu của doanh nghiệp và luôn có vị trí trưng bày ưu tiên hơn hàng của doanh nghiệp trong hệ thống siêu thị.
“Đặc biệt, mục tiêu của hệ thống phân phối là lợi nhuận, do đó nếu tiêu thụ nhãn hàng riêng tốt thì đương nhiên hệ thống siêu thị sẽ vẫn tiếp tục phân phối, nhưng nếu không tốt thì chắc chắn họ sẽ phải ngừng. Vì vậy, về bản chất thì các doanh nghiệp sản xuất nhãn hàng riêng sẽ phải tự xây dựng cho mình một chiến lược riêng để vừa giữ được thương hiệu vừa đảm bảo hiệu suất lợi nhuận”, ông Khôi nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định đây quả thực là một khó khăn đối với các nhà sản xuất, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, chưa khẳng định được thương hiệu. Tuy nhiên, nếu nói các nhãn hàng riêng của nhà bán lẻ sẽ giết chết các sản phẩm của nhà sản xuất thì không đúng. Bởi những sản phẩm mang nhãn hàng riêng chỉ được bán ở các siêu thị, trong hệ thống bán lẻ hiện đại đang chỉ chiếm có 20%. Các sản phẩm của nhà sản xuất vẫn có cơ hội lớn để bán được ở những hệ thống bán hàng ngoài siêu thị như chợ truyền thống, hay ở những vùng nông thôn. Vì vậy, đây sẽ là phép thử cho các nhà sản xuất, buộc họ phải đổi mới sản phẩm và xây dựng chắc chắn thương hiệu hơn để cạnh tranh với chính những sản phẩm do mình làm ra nhưng mang nhãn hiệu của nhà bán lẻ.
顶: 14踩: 4
【soi kèo jeonbuk】Doanh nghiệp sản xuất nhãn hàng riêng: Giúp nâng cao kết quả kinh doanh
人参与 | 时间:2025-01-10 11:22:48
相关文章
- Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- Hết Crowdstrike lại đến Google 'báo', 15 triệu người dùng Windows gánh họa
- 'Lột vỏ' Xiaomi gập, giá linh kiện thay màn hình 'rẻ như đồ chơi'
- One UI 7 sẽ thay đổi lớn, 'thổi hồn' giao diện mới cho Samsung Galaxy
- VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- Lỗi màn hình xanh khiến hàng triệu máy tính 'treo', hãng hàng không tê liệt
- Ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc bóp nghẹt các đối thủ toàn cầu thế nào?
- Du thuyền khám phá Disney tới Châu Á
- Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- Màn hình iPhone bị lưu ảnh là gì?
评论专区