【mu vs west ham hôm nay】Kinh hoàng gối thảo dược đầy sâu
Sâu lúc nhúc trong gối
Theànggốithảodượcđầysâmu vs west ham hôm nayo phản ánh của chị Nguyễn Thị Vân (Cầu Giấy, HN) cho biết, mẹ chị vừa mua 2 gối đỗ xanh về cho cháu gái mới sinh. Nhưng khi tháo vỏ gối ra giặt thì phát hiện rất nhiều sâu nhỏ bò lúc nhúc trong vỏ đỗ.
Chiếc gối đỗ xanh đầy sâu
“Sau khi mua 2 gối đỗ xanh về nhà cho em bé, mẹ tôi đã cẩn thận bỏ toàn bộ vỏ đỗ xanh ra để giặt vỏ gối, thì thấy hiện tượng lạ khi các hạt đỗ xanh khô có thể chuyển động. Sau đó mẹ có dùng nia để sàng ra, thì thấy rất nhiều sâu nhỏ lúc nhúc trong đám vỏ đỗ rơi xuống. Ông bà thực sự thấy hoảng. Do không có máy ảnh ngay lúc đó nên đã không thể chụp lại toàn cảnh hãi hùng ấy”, chị kể lại.
Gia đình chị đã bỏ số đỗ hỏng đi và giữ số đỗ còn lại để đem ra cửa hàng trả. Nhưng vì gối đã giặt rồi nên người bán hàng không nghe, không trả lại tiền.
“Không những có sâu mà bên trong gối còn rất nhiều thứ bẩn khác, mẹ tôi bảo còn có cả vỏ kẹo nhưng bố tôi vứt đi rồi nên không chụp được. Điều đáng nói là thái độ của người bán hàng vẫn rất thản nhiên khi mẹ tôi nói về những con sâu”, chị Vân bức xúc.
Gối đậu xanh hay vỏ đậu xanh được các mẹ truyền tai nhau là có tác dụng giúp thấm mồ hôi, cho trẻ giấc ngủ ngon. Theo các bác sĩ, vỏ đậu xanh có tính mát giúp thanh nhiệt và giảm nguy cơ nóng sốt ở trẻ em nên khi được sử dụng làm gối sẽ mang lại nhiều tác dụng. Hơn nữa, gối làm từ vỏ đậu không có mùi và giữ vùng đầu gáy trẻ được thoáng khí.
Tuy nhiên, khi bị ẩm mốc, vỏ đậu xanh lại rất dễ sinh các con bọ nhỏ nên khi sử dụng các mẹ cần phải kiểm tra kỹ để tránh các rủi ro đáng tiếc cho sức khỏe của bé.
Chữa bách bệnh?
Tại một cửa hàng bán đồ sơ sinh ở Hà Nội khi hỏi về sản phẩm gối thảo dược tôi đã được người bán hàng ca ngợi hết lời về công dụng phòng và “trị bách bệnh” của loại gối này. Vừa chỉ hàng loạt công dụng ghi trên bao bì sản phẩm chị bán hàng vừa thao thao: “Gối này nhiều công dụng lắm, với trẻ em thì làm ráo mồ hôi đầu, tạo cho da đầu khô thoáng dễ chịu; thông mũi, không đổ mồ hôi trộm; phòng chống giật mình và cho bé yêu một giấc ngủ sâu. Còn với người lớn giúp điều hòa máu lên não, hạn chế đau đầu; thư giãn chống stress, thanh lọc độc tố và giải nhiệt...”.
Giá của những chiếc gối “trị bách bệnh” này cũng khá đa dạng từ 40.000 – 200.000 đồng tùy kích cỡ và hãng sản xuất. Loại gối không bao bì, không rõ cơ sở sản xuất thường rẻ hơn những sản phẩm có nhãn mác từ 10.000- 30.000 đồng.
Nên cân nhắc khi mua và sử dụng các loại gối thảo dược
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y VN, các loại lá hương nhu, đinh lăng, ngải cứu, thảo quyết minh (hạt muồng), đỗ xanh hoàn toàn không có tác dụng như quảng cáo. Lá hương nhu chủ yếu dùng để giải cảm chứ không có tác dụng an thần, giảm stress, đặc biệt là không thể chữa mồ hôi trộm và chống giật mình cho trẻ. Việc trẻ nhỏ ra mồ hôi trộm là do thần kinh chưa hoàn chỉnh, khi trẻ lớn lên chứng bệnh sẽ hết chứ không thể chữa đơn giản bằng cách nằm gối thảo dược hay bất kỳ loại cây cỏ nào. “Ngay cả gối vỏ đậu mà nhiều bà mẹ quan niệm là thanh nhiệt, mát gan, giải được trăm thứ độc nhưng thực tế chỉ tác dụng khi ta ăn hoặc uống nước đậu chứ không có tác dụng nếu chỉ để lót gối nằm. Việc nhà sản xuất phóng đại công dụng sản phẩm chắc chỉ để... bán hàng”- bác sĩ Hướng nhấn mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng Khoa Khám bệnh (Viện Da liễu Quốc gia), lưu ý gối thảo dược nếu dùng không đúng cách có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Bởi nếu không xử lý tốt sản phẩm không chỉ gây mùi khó chịu, mà bụi bẩn, hôi mốc của vỏ đậu, lá cây có thể gây kích thích đường hô hấp khiến trẻ bị viêm mũi, dị ứng, rôm sảy. Chính vì thế các bà mẹ cần cẩn thận khi lựa chọn các sản phẩm dùng cho con trẻ kẻo “tiền mất, tật mang”.
Theo khảo sát của PV, sản phẩm gối thảo dược này không chỉ dành cho người lớn mà sản phẩm cũng được công ty khuyên dùng cho trẻ em vì rất tốt, có giá từ 70.000 - 100.000đ/chiếc. Khảo sát thị trường, chúng tôi cũng nhận thấy có rất nhiều nơi bán gối thảo dược này từ chợ, cửa hàng, thậm chí bán ở cả lề đường. Hầu hết các loại sản phẩm này bán trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng.
Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa - Hội Dược liệu TP HCM thì lá đinh lăng, lá thuốc cứu, lá ngũ trảo… giúp người lớn nằm trị đau lưng nhưng thành phần thảo dược phải có liều lượng vừa phải và không phải ai cũng nằm được. Đối với trẻ nhỏ thì càng phải cẩn trọng, không nên tùy tiện bỏ thảo dược vào gối cho trẻ nằm vì nếu dùng không đúng thành phần, liều lượng, độ tuổi,… sẽ rất nguy hiểm dù là dùng để tắm hay ngửi. Nếu thảo dược không được rửa sạch, ẩm mốc sẽ gây dị ứng cho trẻ.
Uyên Chi (tổng hợp)