【xhbd duc】Giá cả hàng hóa thiết yếu dịp tết Nguyên đán tương đối ổn định
CPI tháng 1/2022 tăng 0,19% so với tháng trước. Ảnh: Internet. |
CPI tháng 1/2022 tăng 0,19%
Theo Bộ Tài chính, tháng 1/2022 là tháng giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá một số hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết; giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 0,19% so với tháng trước.
Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước bao gồm: Giao thông tăng 1,18%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,57%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,39%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,26%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,18%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,16%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07%; Thuốc và Dịch vụ y tế tăng 0,03%; Giáo dục tăng 0,03%. Riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá ổn định (trong đó chỉ số giá lương thực tăng 0,08%, chỉ số giá Thực phẩm giảm 0, 09%; chỉ số giá Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%). Nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,03%. So với cùng kỳ năm 2021, CPI tháng 1 năm 2022 tăng 1,94%; lạm phát cơ bản tháng 1 năm 2022 tăng 0,66%.
Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo của một số địa phương, đồng thời thông qua công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy tình hình cung cầu thị trường ngày 29 Tết là ngày cuối cùng của năm Tân Sửu diễn ra bình thường, không có diễn biến bất thường về giá, lượng người dân mua sắm cơ bản ổn định, không nhiều vì đây ngày thứ ba được nghỉ trong dịp Tết nên người dân đi mua sắm chuẩn bị cuối năm cũng đã ít hơn so với ngày đầu nghỉ Tết.
Đồng thời với diễn biến của dịch bệnh Covid-19 hiện nay thì hoạt động mua sắm của người dân cũng trầm lắng hơn so với cùng thời điểm các năm. Hoạt động mua sắm của người dân chủ yếu là ở một số mặt hàng phục vụ cúng Giao thừa và sáng mùng 1 như hoa quả, bánh kẹo, thực phẩm tươi sống.
Cùng với đó, do các hoạt động sản xuất, dự trữ nguồn hàng phục vụ Tết đã được triển khai chủ động trước Tết. Lượng hàng hóa dồi dào, chủng loại đa dạng, hình thức mẫu mã đẹp, hàng hóa được tổ chức lưu thông thông suốt trên địa bàn cả nước, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người dân. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn tiếp tục là những địa điểm được người tiêu dùng lựa chọn do tạo sự yên tâm cho người mua về nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả bình ổn. Nhiều siêu thị đã có kế hoạch mở cửa xuyên Tết nên sẽ đáp ứng được nguồn hàng cung cấp ra thị trường không bị gián đoạn, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, giảm mạnh hiện tượng đầu cơ tích trữ găm hàng trong dịp Tết tại các tỉnh thành phố lớn.
Bộ Tài chính đánh giá, về cơ bản, giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tương đối ổn định, một số mặt hàng tăng giá nhẹ tập trung ở các mặt hàng phục vụ nhu cầu thờ cúng và tiêu dùng trong dịp Tết như rau củ quả, một số mặt hàng thủy hải sản, hoa chưng Tết. Do tình hình Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên nhiều người lao động ở lại các thành phố lớn đón Tết vì vậy hoạt động mua sắm ở các thành phố lớn vẫn nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên các hoạt động vui chơi giải trí lễ hội đều hạn chế do đó giá cả các dịch vụ này đều không có sự biến động giá bất thường.
Mùng 1 Tết không có sự biến động về giá
Theo Bộ Tài chính, dự báo giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong ngày Mùng 1 Tết là ngày đầu tiên của năm mới không có sự biến động bất thường về giá do nhu cầu mua sắm ngày đầu năm sẽ ít hơn, người dân đa phần đã mua sắm, dự trữ đầy đủ trước Tết. Đồng thời tại các tỉnh, thành phố lớn thì nhiều siêu thị cửa hàng phục vụ xuyên Tết; đến khoảng trưa ngày mùng 1 các cửa hàng cũng sẽ dần mở của đầu xuân để phục vụ nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu vì vậy nguồn cung hàng hóa sẽ đáp ứng đầy đủ.
Thực hiện chủ trương chung phòng chống dịch Covid-19, các địa phương cũng hạn chế tổ chức các hoạt động lễ hội vui chơi ngày Tết. Do đó các dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, vui chơi, đi lại sẽ không có diễn biến bất thường về giá; lượng khách đến các địa điểm lễ hội sẽ giảm mạnh so với hàng năm.
Để kiểm soát giá cả dịp đầu năm, Bộ Tài chính kiến nghị các địa phương cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa, đánh giá nguồn cung và nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động, tăng giá cao trên địa bàn để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, hoặc trong các trường hợp dịch bệnh bùng phát.
Cùng với đó, các địa phương tiếp tục theo dõi và làm tốt các biện pháp phòng chống dịch tại các địa điểm có thể tập trung đông người như ở các chợ truyền thống, siêu thị,…
(责任编辑:Thể thao)
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Xuất khẩu điện thoại thu hơn 42 tỷ USD
- Mẹo làm trứng chiên giòn kiểu mới
- Vợ vẫy vùng hoài vẫn chưa thoát khỏi người chồng tệ bạc
- Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- Giá dầu giảm đẩy hơn 100.000 người mất việc làm
- Người tình 'tháo chạy' khi nghe tôi nói sẽ bỏ vợ để cưới nàng
- Bé 3 tuổi mất tích được tìm thấy trên đỉnh núi, nghi do bị báo bắt
- Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- Đất của Bill Gates rộng tới mức có thể nhìn thấy ngoài không gian
- Cán bộ, công chức Sóc Trăng không nghỉ cuối tuần để ứng phó Covid
- Nhà nước cần lộ trình rõ ràng phát triển ngành công nghiệp cơ khí
- Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- Số phận Hy Lạp sẽ thế nào nếu các chủ nợ không chùn bước?
- Tạm giữ 17 con bạc
- Nguy cơ vỡ nợ: Câu chuyện không chỉ mình Hy Lạp
- Nga kêu gọi bán bớt ngoại hối để cứu đồng Ruble
- Trung Quốc chuẩn bị phát hành tờ 100 NDT thiết kế mới
- Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- Bất ổn trên chính trường Hy Lạp làm ‘rung chuyển’ chứng khoán châu Âu