Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan KCX-KCN Hải Phòng. Ảnh: Q.H Ông Nguyễn Hải Trang cho biết,ầnhiểuchínhxáccáckháiniệmvềphụgiathứcănchănnuôkèo bóng đá trung quốc cho đến thời điểm hiện nay Tổng cục Hải quan mới nhận được duy nhất 1 công văn số 25/2013/CV-HHTA ngày 26-9-2013 của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam gửi tới. Do đây là vấn đề phức tạp nên Tổng cục Hải quan phải trao đổi với các đơn vị liên quan trước khi trả lời Hiệp hội. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT và điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2008/NĐ-CP, khoản 3 Điều 10, Điều 11 Thông tư 06/2012/TT-BTC thì “thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm và các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi” thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5%; “thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này”. Do Khoản 3 Điều 10 Thông tư 06/2012/TT-BTC chỉ quy định áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5% đối với thức ăn chăn nuôi, không quy định đối với phụ gia, chế phẩm, chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, do đó cơ quan Hải quan đã thu thuế GTGT đối với phụ gia, chế phẩm, chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi là 10%. Tuy nhiên, Hiệp hội thức ăn chăn nuôi không đồng tình với lý do, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi (theo quy định khoản 3 Điều 10 Thông tư 06/2012/TT-BTC) liệu có phải là các loại thức ăn bổ sung thuộc nhóm các loại amino axit: lysine, methilnine…, các nguyên liệu khoáng, vi khoáng, các loại chế phẩm enzyme, các loại chất chống độc, các chế phẩm hấp dẫn lợn con tập ăn, các loại mùi, mầu, vị…? tất các các loại nguyên liệu này đều xem là các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Thông tư 06/2012/TT-BTC chỉ ghi tóm tắt là “các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi” thì phải hiểu tất cả các loại nguyên liệu như trên đều là thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 123/2008/NĐ-CP quy định: “chất phòng trừ và các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng” thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5%. Các chế phẩm, các chất phụ gia, chất bổ sung… có nên được xem là chất kích thích tăng trưởng? Hiệp hội thức ăn chăn nuôi cho rằng, theo chuyên môn kỹ thuật trong nước và quốc tế đều xem là chất kích thích, tăng trọng. Trước quan điểm của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Hải Trang cho rằng, trong Danh mục HS không có khái niệm phụ gia thức ăn chăn nuôi, mà tùy theo tính chất và cấu tạo của từng sản phẩm cụ thể sẽ phân loại ở những mã số HS khác nhau. Đưa ra ví dụ phân tích, ông Nguyễn Hải Trang cho biết, mặt hàng Florafil 93 Powder là chất bổ sung chất tạo màu từ hoa cúc vạn thọ dùng trong thức ăn chăn nuôi gia cầm nhằm cải thiện màu lòng đỏ trứng và thịt gia cầm. Đây là chế phẩm màu từ nguồn gốc tự nhiên, không kích thích tăng trưởng, ngoài thành phần chất mang màu còn có các thành phần khác như chất mang, chất ổn định, chất độn… vì vậy mặt hàng này được phân loại vào nhóm 32.03 “Các chất màu gốc động vật hoặc thực vật (kể cả chất chiết xuất nhuộm nhưng trừ muội than động vật), đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; các chế phẩm làm từ chất màu gốc động vật hoặc thực vật”. Từ ví dụ này, ông Nguyễn Hải Trang cho biết, khái niệm chất phụ gia, chất bổ sung và khái niệm chất kích thích tăng trưởng là hai khái niệm khác nhau về phạm vi. Chất kích thích tăng trưởng có thể là chất phụ gia, chất bổ sung, nhưng không phải mọi loại chất phụ gia, chất bổ sung là chất kích thích, tăng trưởng. Vì vậy không thể đánh đồng hai khái niệm này. Thực tế, nguyên nhân của những vướng mắc trên là do Thông tư hướng dẫn về thuế GTGT chưa rõ ràng (Thông tư chỉ quy định thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%, không quy định cụ thể mặt hàng chất phụ gia, chế phẩm, chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi được áp dụng mức thuế suất này). Mặt hàng chất phụ gia, chế phẩm, chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi thuộc rất nhiều mã số, thùy thuộc vào thành phần mà phân loại vào các chương, nhóm khác nhau như: chương 7, chương 10, chương 11, chương 23… của Biểu thuế NK ưu đãi, không phải chỉ ở nhóm 2309 như Hiệp hội đã nêu. Một lần nữa, ông Nguyễn Hải Trang khẳng định, không có chuyện cơ quan Hải quan “cố tình bỏ qua” các khái niệm về thức ăn chăn nuôi. Việc phân loại, áp mã HS các mặt hàng này đã được Bộ Tài chính có công văn trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng thỏa thuận khi xây dựng Danh mục thức ăn chăn nuôi. Cơ quan Hải quan đã làm đúng và không gây khó khăn cho DN. Vì vậy, để xử lý những vướng mắc của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, Tổng cục Hải quan đã đề nghị các đơn vị Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính), Tổng cục Thuế cho ý kiến, đồng thời Bộ Tài chính cũng đã có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến về việc phân loại mặt hàng này trước khi trả lời cho Hiệp hội thức ăn chăn nuôi và các DN. Thu Trang |