【tỷ số bóng đá cúp ý】Xuất khẩu có triển vọng tăng trưởng tốt

La liga 2025-01-11 11:42:35 788

xuat khau

Tính chung 4 tháng đầu năm 2016,ấtkhẩucótriểnvọngtăngtrưởngtốtỷ số bóng đá cúp ý cả nước xuất siêu 1,5 tỷ USD.

Tiến sỹ Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam chia sẻ với phóng viên TBTCVN.

* PV: Ông đánh giá như thế nào về bức tranh xuất khẩu của Việt Nam trong gần nửa đầu năm 2016 và triển vọng tăng trưởng cả năm nay?

- Ông Nguyễn Quang Thái: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2016, cả nước xuất siêu 1,5 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 52,9 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng 4, Việt Nam xuất siêu khoảng 100 triệu USD, với kim ngạch xuất khẩu 14,1 tỷ USD.

Chúng ta đều biết xuất siêu luôn là mục tiêu được đặt ra trong cán cân thương mại, trong khi hoạt động sản xuất các DN Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, thì con số thống kê gần nửa đầu năm cho thấy một tín hiệu đáng mừng - sự hồi phục của một số ngành kinh tế.

Đặc biệt, qua đó cho thấy năng lực xuất khẩu của các DN hiện nay đã tương đối ổn định trở lại. Trong bối cảnh thị trường thế giới khó khăn, nhiều biến động, nhất là giá dầu, song chúng ta thấy dầu thô không còn là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Do đó, những ảnh hưởng của sự biến động dầu thô trên thế giới đến Việt Nam trong năm 2015 đang mờ nhạt dần vì chúng ta đã có sự thích ứng nhất định.

Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn lâu năm của nước ta là dệt may, da giày, điện thoại vẫn đang rất tốt. Hay nhóm hàng tôn thép, nông sản cũng có con số xuất khẩu cao trong 4 tháng qua. Điều đó cho thấy, hàng hóa Việt Nam đang ngày càng xây dựng được vị trí và chỗ đứng trên thị trường. Được biết, một số DN đã có đơn hàng đến hết quý II và nửa cuối năm hứa hẹn những con số xuất khẩu cao.

Trần quang thái

TS. Nguyễn Quang Thái

Tất cả những yếu tố trên cho thấy, xuất khẩu trong các tháng tiếp theo và cả năm nay có triển vọng tăng trưởng tốt và đạt mục tiêu đề ra.

* PV: Mặc dù đã đạt được những con số tăng trưởng nhất định trong kim ngạch xuất khẩu, song theo các chuyên gia kinh tế, chúng ta không nên vội mừng với kết quả này. Hoạt động xuất khẩu trong gần 8 tháng còn lại vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức và nỗi lo. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

- Ông Nguyễn Quang Thái: Điều đáng lo lớn nhất là cho đến nay, nền xuất khẩu của chúng ta về bản chất vẫn chỉ tăng trưởng về lượng chứ chưa thực sự có sự tăng trưởng về chất. Cơ cấu xuất khẩu vẫn dựa quá nhiều vào các sản phẩm thô hoặc sơ chế trong khi đó, nếu những mặt hàng xuất khẩu được chế biến sâu, thì giá trị đem lại có thể cao gấp 3 đến 4 lần so với xuất thô. Do đó, xuất siêu tăng trở lại về hình thức là tích cực nhưng mà bản chất chúng ta chưa có khả năng để tạo xuất siêu một cách bền vững.

Hiện nay với mô hình kinh tế của Việt Nam, muốn tăng xuất khẩu thì phải tăng nhập khẩu, do đó chúng ta chỉ có giá trị gia tăng 10%, 15%, 20%, có nghĩa là 80% chúng ta xuất khẩu hộ các nước khác chứ chưa phải từ nỗ lực thực sự của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong con số xuất siêu của 4 tháng, các DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khu vực này trong 4 tháng chiếm tới 68,45 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 37,75 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 30,7 tỷ USD. Như vậy, xuất siêu ở khu vực FDI là hơn 7 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm.

Hiện giờ chúng ta xuất siêu vì có những mặt hàng ký được hợp đồng nhưng cần xem số hợp đồng trong thời gian tới đây ký kết được đã đủ để đảm bảo tiếp tục xuất siêu trong 8 tháng tới hay chưa? Muốn xuất khẩu tăng và tăng bền vững, nhất là trong bối cảnh tham gia các FTA thì rõ ràng chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phải giao hàng nhanh hơn với giá cạnh tranh và chất lượng cao hơn”.

Ông Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế

Mặt khác, hiện xuất khẩu các mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại gần như đã đạt ngưỡng xuất khẩu cao, khó có khả năng tăng trưởng mạnh, còn xuất khẩu hàng nông - thủy sản vẫn chưa được cải thiện và như vậy, tăng trưởng xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Về lâu dài, vấn đề nhập siêu vẫn cần được quan tâm.

* PV: Theo ông, đứng trước những thách thức như vậy, Việt Nam cần làm gì để duy trì tốt cán cân thương mại trong năm 2016, ổn định nền kinh tế và tận dụng tốt những lợi thế mà các hiệp định thương mại tự do mang lại?

- Ông Nguyễn Quang Thái:Trước hết các DN cần tiếp tục duy trì sản xuất ổn định thông qua nguồn cung nguyên liệu ổn định trong các tháng cuối năm để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ, với chất lượng ngày càng nâng cao, giữ gìn và nâng cao uy tín. Bên cạnh các đơn hàng đã ký, cần tăng cường nâng cao thị phần xuất khẩu bằng cách tìm kiếm, đàm phán và mở rộng thị trường mới.

Về lâu dài, muốn xuất siêu, chúng ta phải tìm được bạn hàng để tiêu thụ sản phẩm và nỗ lực đáp ứng chất lượng, số lượng hàng hóa. Chúng ta không thể tiếp tục làm ăn theo kiểu “có gì bán nấy”, làm được cái gì thì bán cái ấy. Ngược lại, phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để có những thỏa thuận, ký kết tham gia đáp ứng. Làm được như thế thì sẽ nâng cao được giá trị gia tăng và tăng năng lực xuất khẩu cũng như đạt thặng dư về mặt thương mại.

Triển vọng kinh tế nhìn từ góc độ xuất khẩu đương nhiên là sẽ tăng lên trong năm nay. Mặc dù Việt Nam chưa khai thác tốt các FTA trong quá khứ nhưng hiện nay chúng ta đã trưởng thành hơn, đã rút kinh nghiệm và quan trọng là không gian thị trường xuất khẩu rộng hơn rất nhiều - đây là những điểm rất đáng để lạc quan cũng như dự báo tăng trưởng rất tốt trong thời gian tới”.

Ông Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Ủy ban Tư vấn chính sách thương mại quốc tế, VCCI

Song song với tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, chúng ta phải tìm hiểu và có hiểu biết đúng – đủ về hội nhập quốc tế để chủ động xử lý những vụ tranh chấp thương mại tại các thị trường nhập khẩu.

Về phía các DN, cần có những mối liên kết mạnh tạo thành các liên kết chuỗi để có thể tự cung cấp các sản phẩm “đầu vào”, hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu, điều này sẽ làm cho nền kinh tế của chúng ta bền vững hơn và phát triển.

Ngoài ra, cần phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, đặc biệt là khi tham gia các hiệp định thương mại tự do với đòi hỏi hàng hóa xuất khẩu phải có xuất xứ từ trong nước hoặc từ nội khối, được chế biến sâu hơn từ trong nước.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Tố Uyên

本文地址:http://game.marimbapop.com/news/0f299431.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng

Phân nhỏ nhóm địa phương để hỗ trợ hợp lý hơn

Sẽ không bắt buộc DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn 2 tỷ đồng

Thời báo Tài chính Việt Nam: Phát huy tinh thần sáng tạo và trách nhiệm

Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết

Phí cấp phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là 2 triệu đồng

Khởi kiện các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội

Bộ Giao thông vận tải có định mức 199 xe ô tô chuyên dùng

友情链接