Qua 4 tháng đầu năm,ềugiảiphpthcđẩygiảingnvốnđầutưlịch thi đấu vleag tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh còn thấp. Các giải pháp thúc đẩy thi công, giải ngân nguồn vốn đang được tập trung gấp rút. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ưu tiên cao nhất giải phóng mặt bằng đối với các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ, đường tỉnh. Tỷ lệ giải ngân còn thấp Theo UBND tỉnh, tính đến hết tháng 4, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 khoảng 3.280 tỉ đồng. Trong đó, phân bổ chi tiết cho các dự án trên 3.000 tỉ đồng. Tổng khối lượng thực hiện đạt 24,14% kế hoạch, tương đương so với cùng kỳ. Giá trị giải ngân đạt 22,51% kế hoạch, thấp hơn 1,37% so với cùng kỳ. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn rất thấp. Năm 2022 có nhiều dự án khởi công mới, tới thời điểm này mới hoàn chỉnh thủ tục và đấu thầu nên tỷ lệ giải ngân vốn chưa cao. Một số dự án lớn vướng mặt bằng, nhiều chủ đầu tư, nhà thầu còn thiếu quyết liệt trong những tháng đầu năm. Ông Trần Ngọc Hùng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, cho biết: Công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 được Chính phủ chỉ đạo siết chặt tiến độ. Trong tháng 5, đơn vị sẽ chủ động làm việc với từng chủ đầu tư để rà soát, đánh giá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời rà soát lại những dự án chậm tiến độ, giải ngân vốn chậm để tiếp tục tham mưu điều chuyển vốn. Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy mạnh công tác giải ngân để đạt tiến độ yêu cầu. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho rằng phần lớn các dự án chậm tiến độ đều ít nhiều xuất phát từ vướng mắc về mặt bằng, do vậy các địa phương cần thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng để xúc tiến công tác bồi hoàn. Các chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu cấp ủy, chủ động tháo gỡ khó khăn nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án. Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nhiệm vụ giải ngân vốn xây dựng cơ bản không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền, các ngành chuyên môn mà của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vai trò đầu tiên là sự chỉ đạo, lãnh đạo của đồng chí Bí thư cấp ủy, vai trò điều hành của Chủ tịch UBND. Đây cũng là chỉ tiêu lớn trong thi đua hàng năm của các đơn vị, các cấp, các ngành phải quyết liệt hơn nữa. Trước đó, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, trong đó nêu rõ đến ngày 31-12-2022 giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022 phải đạt tỷ lệ 100%. Riêng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đến ngày 30-6 phải giải ngân đạt trên 60%; đến ngày 30-9, giải ngân trên 80% và đến ngày 31-12 giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 phải đạt 100%. Quyết liệt chỉ đạo Để đảm bảo tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo các mốc thời gian quy định, mới đây, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; đề xuất điều chỉnh nguồn vốn từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng giải ngân tốt, đặc biệt ưu tiên bổ sung vốn cho các dự án khu tái định cư. Các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch và đảm bảo chất lượng công trình, dự án; có kế hoạch thực hiện từng dự án cụ thể. UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư công đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30-6 phải đạt từ 60% kế hoạch. Khẩn trương triển khai các kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Cũng liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ưu tiên cao nhất giải phóng mặt bằng đối với các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh, các tuyến đường tỉnh, các khu, cụm công nghiệp… Đặc biệt khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động thi đua khen thưởng trong thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư Dự án tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua địa bàn tỉnh. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, ngày 2-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập 6 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 30-4 chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 được giao và các đơn vị có tỷ lệ giải ngân đến ngày này dưới mức trung bình của cả nước (dưới 18,48%). Các Tổ công tác sẽ tổ chức rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công. Nhất là đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công. Đánh giá việc chấp hành quy định về lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2022. Đánh giá việc triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Xem xét trách nhiệm giải ngân vốn đầu tư công tại từng bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công tại từng bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của tổ trưởng tổ công tác. Báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị cụ thể các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, gửi Thủ tướng Chính phủ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra đối với bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Bài, ảnh: ẨN LIÊN |