【chuyen gia du doan bong da hom nay】Dòng chữ kỳ quặc trong bức tranh Tiếng thét của Edvard Munch
Bức tranh Tiếng thét năm 1893 của Edvard Munch đã có tác động lớn đến văn hóa đại chúng,òngchữkỳquặctrongbứctranhTiếngthétcủchuyen gia du doan bong da hom nay từng gợi cảm hứng cho các bộ phim như Ở nhà một mìnhhay Tiếng thét.
Đây vẫn là một trong những tác phẩm nghệ thuật được biết tới nhiều nhất. Phía sau khuôn mặt hốc hác, đầy ám ảnh trong bức tranh còn chứa đựng những hàm ý u uất hơn.
"Kan kun være malet af en gal Mand!" (Chỉ có thể do một kẻ điên vẽ!). Dòng chữ lạnh lùng ở góc trên bên trái của bức tranh đã khiến các nhà sử học nghệ thuật bối rối suốt 100 năm. Dòng chữ có ý nghĩa gì? Viết khi nào? Ai đã viết?
Munch: Một người đàn ông rắc rối
Sinh năm 1863, Edvard Munch là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Họa sĩ người Na Uy sử dụng nghệ thuật như cách để thoát khỏi xã hội bảo thủ nặng nề nơi ông lớn lên.
Tuổi thơ của Munch bị ám ảnh bởi bệnh tật, mất mát và nỗi sợ hãi về căn bệnh tâm thần di truyền khiến ông mất mẹ, chị gái và hai em. Cuộc sống u sầu khiến tranh của Munch chất chứa cảm giác đen tối và buồn bã tột cùng. Đó là cảm xúc của người đàn ông bị mắc kẹt trong một xã hội kìm kẹp, tê liệt vì trầm cảm.
Không chỉ có một bức ‘Tiếng thét’
Munch được biết đến nhiều nhất với loạt tranh Tiếng thétgồm ba bức sơn dầu, một bức pastel và một bức in thạch bản sáng tác từ năm 1893 tới 1917. Tất cả thuộc một series lớn hơn mang tên Đóng băng cuộc sống. Đó là ẩn dụ về cuộc sống hiện đại với những nỗi lo lắng, bất ổn, bất lực trong môi trường thù hận.
Munch viết về nguồn cảm hứng sáng tác Tiếng thét trong nhật ký:
“Tôi với hai người bạn đang đi dạo trên đường. Mặt trời dần lặn, bỗng bầu trời chuyển sang màu đỏ như máu. Tôi dừng lại, cảm thấy kiệt sức và dựa vào hàng rào - có máu và lửa phía trên vịnh nhuốm màu xanh đen. Bạn bè bước đi tiếp còn tôi đứng đó run lên vì lo lắng. Tôi cảm nhận được một tiếng hét vô tận xuyên qua không trung”.
Đoạn trích mô tả bối cảnh của bức tranh. Hai nhân vật phía sau có thể là bạn của Munch và khuôn mặt đầy ám ảnh thuộc về chính Munch, “run rẩy vì lo lắng”.
Chia sẻ này cũng cho thấy, tiếng thét không phải của nhân vật mà từ thiên nhiên. Biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật là phản ứng với tiếng thét. Có một sự mơ hồ nhất định trong bức tranh khiến ta liên tưởng đến nhiều người và các trạng thái đau khổ về tinh thần.
Gây tranh cãi ngay khi xuất hiện
TheoArtsper, không có gì ngạc nhiên khi một bức tranh như vậy sẽ gây náo động trong cộng đồng nghệ thuật. Tác phẩm được trưng bày lần đầu tiên tại Gallery Blomqvist ở Oslo (Na Uy) năm 1895. Khán giả chỉ trích cả phong cách lẫn chủ đề của tác phẩm.
Trong thời đại đó, đề cập tới sức khỏe tâm thần là điều cấm kỵ, việc thể hiện chủ đề này táo bạo tới vậy lập tức gây ra tai tiếng. Nhiều người chỉ trích Munch, thậm chí một sinh viên y khoa còn cho rằng nghệ sĩ này bị điên.
Bức tranh dường như lấy cảm hứng từ những họa sĩ như Paul Gauguin và Edouard Manet. Các đường nét đậm, rực màu điển hình của Chủ nghĩa biểu hiện.
Người viết dòng chữ trong ‘Tiếng thét’
Ở góc trên bên trái của bức tranh năm 1893, ẩn giữa những đám mây đỏ cuồn cuộn là dòng chữ “Chỉ có thể do một kẻ điên vẽ!”. Người đầu tiên phát hiện là một nhà phê bình nghệ thuật Đan Mạch vào năm 1904, hơn 10 năm sau khi bức tranh ra mắt công chúng. Kể từ đó, người xem thường băn khoăn tự hỏi ai có thể làm xấu một bức tranh theo cách như vậy và lý do đằng sau là gì?
Ban đầu, mọi người đều kết luận rằng dòng chữ trên là mưu đồ phá hoại có thể do một số người bất mãn, không hài lòng với những gì Munch đang thể hiện. Sau phản ứng dữ dội với bức tranh vào năm 1895, không khó tin khi ai đó có âm mưu bôi bẩn tác phẩm. Người ta loại trừ khả năng Munch viết dòng chữ kỳ quặc này.
Tới năm 2021, bí ẩn kéo dài hơn 100 năm của bức tranh đã được giải đáp trước cuộc triển lãm tại Bảo tàng Quốc gia Na Uy. Các chuyên gia nghệ thuật tại Đại học Na Uy đã phát hiện ra "thủ phạm". Dòng chữ có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng sẽ rõ nét hơn khi sử dụng công nghệ hồng ngoại. Theo Scientific America, các chuyên gia nhận ra rằng câu viết không do khán giả bất mãn viết. Khi so sánh nét chữ, giới nghiên cứu đã tìm ra sự thật. Người viết chính là Munch!
Các nhà sử học tin rằng Munch đã viết dòng chữ trên sau khi tác phẩm bị phản ứng tiêu cực. Họa sĩ Na Uy là một người rắc rối và có tâm hồn phức tạp. Người ta cho rằng trong lúc u sầu, ông đã viết câu văn đầy mỉa mai, bi thảm trên bức tranh của chính mình.
Con nhện khổng lồ giúp nữ nghệ sĩ nổi danh
Những con nhện kim loại của Louise Bourgeois sừng sững ở các khu trung tâm khắp thế giới hơn 20 năm qua. Nữ nghệ sĩ người Pháp sáng tác con nhện lấy cảm hứng từ chính người mẹ của mình.(责任编辑:World Cup)
- Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- Iran bất ngờ thừa nhận khả năng sắp có chiến tranh
- Hai tổng thống Mỹ
- Phi công bất tỉnh, máy bay rơi xuống vịnh Mexico
- Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- Syria: hơn 300 người chết một ngày
- Hai tàu hải giám TQ đi vào lãnh hải Nhật
- Philippines mời thầu ba lô dầu khí trên biển Đông
- Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- Myanmar bắt 30 nghi phạm gây bạo loạn sắc tộc
- 'Nga có khả năng vô hiệu hóa mọi loại vũ khí hiện đại'
- Hàn Quốc công bố ảnh bắt 9 ngư dân Trung Quốc
- Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- Nga, Mỹ, Canada tập trận chống khủng bố trên không
- Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- Cựu biên tập viên Tân Hoa xã lên án “Tam Sa”
- Slovenia: Rơi khinh khí cầu, 22 người thương vong
- Ngoại trưởng Ấn Độ: Biển Đông là tài sản của thế giới
- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- Thủ lĩnh Hồi giáo Pakistan thách thức Mỹ