游客发表
发帖时间:2025-01-09 10:55:32
Thủ tướng Manmohan Singh tuyên bố mục tiêu chuyến công du của ông tới Nhật Bản và tiếp đó là Thái Lan là để “củng cố thêm ý nghĩa của chính sách ‘hướng Đông’ của Ấn Độ,òcủaNhậtBảntrongchiếnlượcampquothướngĐôngampquotcủaẤnĐộbong da dem qua góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực”.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh nguyện vọng xây dựng “một chiến lược chung với Nhật Bản” trong ba lĩnh vực an ninh quốc phòng, hạt nhân và thương mại. Ngoài ra, Thủ tướng Singh cũng nói rõ chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ bắt đầu với trọng tâm là vấn đề kinh tế, song nội dung có tính chiến lược của chính sách này đã tăng lên. Ấn Độ đã tăng cường quan hệ chính trị với tất cả các nước và các tổ chức như Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chú trọng tới sự kết nối và tham gia tích cực trong hợp tác và an ninh khu vực, như Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Thủ tướng khẳng định quan hệ của Ấn Độ với Nhật Bản là trọng tâm trong chính sách "hướng Đông” của Ấn Độ, mối quan hệ này đóng vai trò quan trọng không chỉ vì sự phát triển kinh tế của Ấn Độ, mà còn vì Ấn Độ coi Nhật Bản như một đối tác tự nhiên và không thể thiếu trong hòa bình và ổn định tại châu Á…
Theo giới phân tích, rõ ràng Trung Quốc là động lực thúc đẩy hai nước Nhật-Ấn phải “tăng cường hợp tác quân sự, tập trận chung” mà chiến dịch đầu tiên đã diễn ra hồi tháng 6-2012. Đối với New Delhi, trước hiểm họa bành trướng của Trung Quốc tại châu Á, vì nhu cầu chiến lược, Ấn Độ buộc phải bắt tay với Nhật Bản để chống Trung Quốc. Trên bộ, Trung Quốc vừa có xung khắc biên giới với Ấn Độ vừa là đồng minh của Pakistan - kẻ thù của Ấn Độ.
Trên biển, chiến lược “chuỗi trân châu” của Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng đến tận Ấn Độ Dương. Do vậy, chiến lược “hướng Đông” của Ấn Độ đã được Chính Thủ tướng Ấn Độ nhắc nhở với công luận khi bình luận về chuyến công du Nhật Bản lần này và kèm với lời mô tả xem Nhật Bản là “đối tác cốt lõi trong khu vực và trên thế giới”.
Ngoài ra, theo các nhà phân tích, cần lưu ý đến khía cạnh Ấn Độ đang thiếu điện trầm trọng và để có thể duy trì được mức tăng trưởng như hiện nay thì Ấn Độ phải giải quyết vấn đề năng lượng bằng mọi cách. Từ sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 tại Nhật Bản, trên thế giới đã không ngừng nói đến việc chấm dứt điện hạt nhân.
Tuy nhiên, các hoạt động phản đối năng lượng hạt nhân tại Ấn Độ diễn ra rất lẻ tẻ trong khi chính sách năng lượng của quốc gia này không thay đổi và vẫn tiếp tục theo đuổi điện hạt nhân. Niềm tin của Ấn Độ đối với công nghệ phát triển điện hạt nhân của Nhật Bản vẫn không thay đổi, rõ ràng Ấn Độ muốn có được công nghệ hạt nhân của Nhật Bản bằng mọi cách.
Trong khi đó, Nhật Bản đang mong muốn xuất khẩu công nghệ hạt nhân cũng như sản phẩm của mình để ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản có thể tiếp tục phát triển tới một mức độ nhất định. Chính vì vậy, chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shindo Abe đang chú trọng tới năng lượng hạt nhân, đặc biệt là việc xuất khẩu các lò phản ứng hạt nhân.
Hơn nữa, Thủ tướng Abe cho biết Tokyo sẽ duy trì các khoản viện trợ phát triển chính thức nhằm thúc đẩy các nỗ lực của Ấn Độ phát triển kinh tế và xã hội, theo đó, Nhật Bản sẽ tăng khoản vay dành cho Ấn Độ lên 101,7 tỷ Yen (khoảng 1 tỷ USD), trong đó có khoản vay 71 tỷ Yen (khoảng 700 triệu USD) để xây dựng hệ thống tàu điện ngầm ở Mumbai, cũng như cân nhắc tăng cường trợ giúp nhân lực và tài chính đối với dự án xây dựng "Hành lang Công nghiệp New Delhi - Mumbai" của Ấn Độ.
M.Châu
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接