Cần quyết tâm,ựánđườngdâykVmạchvàsânbayLongThànhlàbàihọcchodựánkháxep hang nauy nỗ lực để chạy nước rút, sớm cán đích giải ngân vốn đầu tư công |
PGS.TS Trần Đình Thiên cho hay, với dự án đường dây 500kV mạch 3, việc giải ngân chỉ trong hơn 6 tháng đã tuyên bố hoàn thành, đây là một kỳ tích của thời đại mới trong đầu tư xây dựng, một dự án trọng điểm quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Còn ấn tượng thứ hai là với tốc độ giải ngân dự án sân bay Long Thành. | PGS.TS Trần Đình Thiên - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Đức Minh. |
Hai dự án "khủng" tưởng chừng như giải ngân sẽ rất khó nhưng với sự chỉ đạo và triển khai quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã hoàn thành giai đoạn đầu rất tốt. "Có thể thấy, từ kinh nghiệm hay của 2 dự án này chúng ta sẽ tìm ra bài học cho các dự án khác" - PGS.TS Trần Đình Thiên nói. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng, bên cạnh "ấn tượng dương" thì cũng có "ấn tượng âm" như giải ngân vốn đầu tư công của TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, không phải do TP. Hồ Chí Minh kém linh hoạt hay kém nỗ lực nhưng vẫn chậm dù có cả Nghị quyết riêng về giải ngân vốn đầu tư công. Trong khi đó, TP. Hà Nội tuy giải ngân cao hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng vẫn ở mức trung bình cả nước. Vì vậy, nhiều địa phương gánh vác thúc đẩy tăng trưởng quốc gia nhưng lại giải ngân chưa cao là điều chúng ta phải suy nghĩ. Là một trong những đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao, ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải) chia sẻ, năm 2024, Bộ Giao thông vận tải dự kiến được giao khoảng 75.482 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 10/2024, Bộ đã giải ngân được 47.759 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, Bộ Giao thông vận tải dự kiến năm 2024 sẽ giải ngân được khoảng 75.228 tỷ đồng, đạt 99,7% kế hoạch, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch vốn giao. Để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, ông Dũng cho rằng, trong những tháng còn lại của năm, cần tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án thường xuyên rà soát kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải về tiến độ giải ngân. Đồng thời, yêu cầu các chủ đầu tư và nhà thầu tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời tiết thuận lợi để triển khai thi công; phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, khai thác mỏ vật liệu. Cùng với đó, theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.../. Thảo luận tại tọa đàm, các đại biểu cho hay, một số dự án quan trọng quốc gia, dự án giao thông trọng điểm, liên vùng do địa phương quản lý có tỷ lệ giải ngân thấp; tỷ lệ giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài đạt thấp. Các đại biểu cho rằng, từ nay đến cuối năm không còn nhiều thời gian, trong khi mục tiêu Chính phủ đưa ra là giải ngân phải đạt từ 95% kế hoạch vốn. Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút này. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. |
|