【lịch thi đấu ngọai hạng anh】Người “thổi hồn” cho gỗ

[Cúp C2] 时间:2025-01-12 06:15:56 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:108次

/uploads/Audio/News/2023/01/24/081036NGUOI THOI HON CHO GO.mp3

Những ngày đầu xuân,ườithổihồnchogỗlịch thi đấu ngọai hạng anh có dịp về thăm sư Lâm Sang, Phó Trụ trì chùa Pôthivonewongsa, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, mới thấy hết sự tận tâm của hành trình truyền lửa đam mê điêu khắc gỗ thành tác phẩm nghệ thuật.

Động lực để sư Lâm Sang truyền nghề điêu khắc gỗ là mong muốn giúp các sư và đồng bào Khmer địa phương có thêm công việc ổn định, lưu giữ nét đẹp văn hóa.

Bền chí với đam mê

Có mặt ở chùa Pôthivonewongsa khi bình minh vừa ló dạng, đã thấy sư Lâm Sang miệt mài chạm trổ từng đường nét trên gốc cây to, xung quanh là một số học viên đang thao tác các công đoạn khác nhau.

Chưa đầy 30 tuổi, nhưng sư Lâm Sang đã có hơn chục năm kinh nghiệm điêu khắc gỗ với tay nghề vững vàng, đó là cả một hành trình mày mò, bền chí theo đuổi nghề. Ngay từ nhỏ, khi đang tu ở chùa Sà Lôn, tỉnh Sóc Trăng, niềm đam mê với nghề được nhen nhóm trong một lần tình cờ quan sát các thợ được thuê mướn về điêu khắc gỗ tại chùa. Lúc thợ làm, sư Lâm Sang theo phụ việc vặt, rồi dần được thử sức với những đường đẽo, đục đơn giản.

Nhận thấy bản thân yêu thích điêu khắc gỗ, sư Lâm Sang quyết định sang chùa Hang ở Trà Vinh học nghề 3 tháng, rồi lại trở về chùa Sà Lôn tu thêm một năm. Cơ duyên đến, được nhiều người thợ đánh giá cao nên đề nghị sư đến chùa Buôl Pres Phek (tỉnh Sóc Trăng) vừa tu, vừa hỗ trợ điêu khắc gỗ. Nhờ khoảng thời gian trui rèn thực tế cùng sự chỉ dẫn tận tình từ những người giàu kinh nghiệm, những tác phẩm thô sơ đầu tiên của sư Lâm Sang ra đời trong niềm hạnh phúc. Sư Lâm Sang chia sẻ: “Năm 2015, sư về chùa Pôthivonewongsa để hỗ trợ công tác xây dựng, thấy có nhiều gốc cây to nhưng không ai sử dụng, nên mới nghĩ ngay đến việc điêu khắc. Ban đầu, chủ yếu để trưng bày, sử dụng trong chùa, dần dần có nhiều người biết đến và đặt hàng sư làm”.

Sư Lâm Sang nhìn nhận: Điêu khắc gỗ là nghề khó học, bản thân cũng trải qua không ít thất bại, chỉ ai yêu công việc mới gắn bó lâu dài. Điêu khắc gỗ tốn nhiều thời gian cho một sản phẩm, độ chính xác trong từng chi tiết, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó và cần thêm “duyên” mới phát triển hết khả năng. Hầu hết các công đoạn chế tác đều là thủ công, nên người thợ phải thực sự khéo léo sao cho bố cục hài hòa, rồi tạo hình từ chi tiết lớn đến chi tiết nhỏ để có được một tác phẩm chất lượng, sinh động.

Thắp truyền lửa nghề, giữ nét đẹp văn hóa

Hơn 3 năm nay, sư Lâm Sang đảm đương công việc một người thầy đúng nghĩa, chỉ dạy cho những đồng bào dân tộc Khmer, các sư trong chùa hoặc một số địa phương lân cận sang học mà không phải tốn tiền học phí. Sư Lâm Sang cũng nhận đơn đặt hàng nhiều hơn để mọi người vừa làm nâng cao tay nghề, lại có thêm thu nhập. “Ở Hậu Giang chưa có chùa mở lớp dạy điêu khắc gỗ, nên sư muốn giúp đồng bào dân tộc Khmer địa phương, các sư ở chùa có một công việc ổn định, lưu giữ và phát huy nghề. Sư truyền nghề với tất cả những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được. Nghề nghiệp ổn định, mọi người sẽ có thêm nguồn thu nhập, được vậy là sư mừng”, sư Lâm Sang bộc bạch.

Sư Lâm Sang chỉ dạy tận tình cho các học viên.

Để làm ra một sản phẩm điêu khắc phải trải qua nhiều công đoạn như chọn gỗ, đục, đẽo, đánh bóng, sơn phủ... Nhưng yếu tố quan trọng nhất là việc cân đối kích cỡ, sắp đặt hợp lý các bộ phận và chuyển tải phần hồn vào tác phẩm. Sự tài hoa, lành nghề không đong đếm ở số lượng, mà chính ở chỗ tác phẩm làm ra có hồn hay không, có làm nổi bật lên thần thái và đặc trưng riêng của mỗi hình tượng, giúp người xem cảm nhận được vẻ đẹp đầy ẩn ý nhưng tinh tế.

Anh Danh Hưởng, ở ấp 4, xã Xà Phiên, cho biết: “Mấy tháng nay ngày nào tôi cũng tranh thủ thời gian để đến chùa học điêu khắc. Được sư Lâm Sang truyền lửa đam mê, tôi quyết tâm học cho tốt, vừa để giữ gìn văn hóa truyền thống, lại có thêm thu nhập cho gia đình”.

Anh Danh Hưởng cố gắng học điêu khắc gỗ để có thêm nghề mới.

Các học viên đến đây được hướng dẫn chạm khắc từ những con vật có hình dáng và đường nét đơn giản, dần dần độ khó tăng lên. Đó còn là một quá trình tôi luyện sự bền chí của người học, vì muốn có một tác phẩm chất lượng, người làm ra nó phải giàu lòng say mê.

Sư Lâm Sang luôn quan trọng việc lựa chọn nguyên liệu gỗ, đảm bảo độ bền, chống chịu côn trùng, nên loại cây ưa dùng là sao, sản phẩm được làm theo đơn đặt hàng của khách đến từ Bạc Liêu, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ… Tác phẩm đều gắn liền với nét văn hóa, đời sống sinh hoạt, phong thủy như 12 con giáp, tứ linh, chim muông… Sư Sơn Con, từ Sóc Trăng sang học nghề điêu khắc gần 1 năm nay, cho biết: “Tay nghề của sư hiện cũng tiến bộ nhiều, đã tạo hình được những con vật đơn giản, nên tiếp tục trau dồi kỹ năng thuần thục hơn. Sư thấy học điêu khắc rất cần sự siêng năng nếu không sẽ dễ chán, bỏ ngang giữa chừng”.

Ngoài vật mẫu có sẵn, sư Lâm Sang cũng thoải mái phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, đổi mới trong tư duy, thường xuyên sưu tầm, cập nhật hình ảnh nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng để hoàn thiện tác phẩm mới vừa mang nét truyền thống xen lẫn hiện đại.

Nhờ đôi bàn tay khéo léo và niềm đam mê, những người như sư Lâm Sang đang “thổi hồn” cho những khúc gỗ vô tri, vô giác, trở thành các tác phẩm nghệ thuật, cũng là cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có.

HỒNG NHUNG

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接