Phát biểu tại buổi phỏng vấn trực tuyến với chủ đề “Đường đi của tỷ giá 2016” do báo VnEconomy tổ chức mới đây,ỷgiásẽkhôngbiếnđộngmạket qu bong da ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho hay, về mặt lý thuyết, tỷ giá tăng giúp tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, chi phí nhập khẩu trở nên đắt hơn, nghĩa vụ nợ quốc gia tăng lên, gây áp lực đến lạm phát… Vì vậy, trong điều hành tỷ giá, NHNN phải tính toán đến các yếu tố tác động đa chiều nhằm tối đa hóa lợi ích chung của nền kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu vĩ mô như kiểm soát lạm phát, giảm thiểu gánh nặng nợ nước ngoài, ổn định lãi suất trong nước…
Sắp tới đây, Việt Nam sẽ tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nền kinh tế bao gồm cả thị trường tài chính sẽ hội nhập sôi hơn với thị trường thế giới. Hơn nữa, tỷ giá còn chịu tác động từ việc Mỹ có thể còn tiếp tục điều chỉnh lãi suất USD tổng cộng khoảng 1%, Trung Quốc có thể phá giá tiếp đồng Nhân dân tệ…
Bên cạnh đó, từ cuối năm 2015 đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng khá mạnh trên thị trường chứng khoán gây nên tâm lý lo ngại điều này chịu ảnh hưởng từ cơ chế điều hành tỷ giá mới.
Nhưng chuyên gia tài chính- ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nguyên nhân của sự việc là do việc tăng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đồng thời cũng do lo ngại Việt Nam phá giá tiền tệ theo cơ chế “giật cục” như mấy năm gần đây. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng cơ chế tỷ giá mới giúp họ dự đoán được những biến động của tỷ giá hối đoái và không bị thiệt hại khi mua ngoại tệ chuyển về nước.
Còn theo ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, thực tế, trong thời điểm này, tổng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam tăng lên do các giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) diễn ra rất mạnh. Việc bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam chỉ là việc cơ cấu danh mục để hiện thực hóa lợi nhuận và chờ các thương vụ đầu tư mới. Như vậy, dòng tiền này không ra khỏi Việt Nam và đây cũng là lý do tại sao tiền VND tăng giá mạnh vào thời điểm đầu năm 2016.
Dự báo về biến động của tỷ giá ngoại tệ trong năm 2016, chuyên gia tài chính- ngân hàng Lê Xuân Nghĩa cho rằng, với cơ chế mới về quản lý ngoại hối, việc tham gia FTA giúp Việt Nam xuất khẩu tốt hơn, thu hút đầu tư FDI nhiều hơn nên cung cầu ngoại tệ về cơ bản là dư thừa. Do vậy, biến động của tỷ giá hối đoái trong năm 2016 vào khoảng 3%.
Cũng không cho rằng tỷ giá VND sẽ biến động mạnh, theo ông Phạm Hồng Hải, do những biến động phức tạp từ thị trường tài chính thế giới, chính sách của các ngân hàng trung ương trên thế giới đều sẽ tác động lên thị trường tài chính Việt Nam nên tỷ lệ mất giá của Việt Nam đồng trong năm 2016 chắc chắn sẽ cao hơn mức điều chỉnh tỷ giá thông thường hàng năm từ 1-2% như trước đây.
Vì thế, tỷ giá cần uyển chuyển và linh hoạt hơn nữa để giải tỏa được áp lực của thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá VND sẽ biến động không quá 4% trong năm 2016, trong điều kiện thị trường tài chính thế giới không có biến động mạnh so với thời điểm hiện nay.
顶: 2踩: 161
【ket qu bong da】Tỷ giá sẽ không biến động mạnh
人参与 | 时间:2025-01-25 04:35:27
相关文章
- Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- Tập đoàn Sun Group ra mắt tuyệt tác nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế
- Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam cần phải đảm bảo được an toàn
- Chi phí 'đi đêm' của doanh nghiệp khai khoáng là 73%
- Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- Khám phá dây chuyền sản xuất “nhất cử, nhất động” của ôtô
- 40 năm KH&CN thành phố Hồ Chí Minh – Một chặng đường phát triển
- Đâu là con số thực về doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam?
- Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- Tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam
评论专区