【keof nhà cái】Khánh Hòa quyết liệt các giải pháp đưa nợ thuế xuống dưới 5%
Cưỡng chế 63,ánhHòaquyếtliệtcácgiảiphápđưanợthuếxuốngdướkeof nhà cái7 tỷ đồng tiền nợ thuế
Chia sẻ với phóng viên TBTCVN về tình hình nợ thuế và công tác thu hồi nợ thuế trên địa bàn, ông Lương Văn Ngà, Cục trưởng Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, thời gian qua, công tác thu hồi nợ thuế trên địa bàn có nhiều khó khăn, phức tạp. Các doanh nghiệp (DN) nợ thuế khi bị cưỡng chế hầu hết đều đang trong tình trạng khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ ở mức độ cầm chừng hoặc tạm ngưng hoạt động, nên không thu được tiền nợ thuế.
Bộ phận một cửa Cục Thuế Khánh Hòa hỗ trợ DN thực hiện nghĩa vụ thuế. Ảnh: Tuấn Tú |
“Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, bộ phận quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế của Cục Thuế Khánh Hòa đã thực hiện khá tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Cụ thể, trong quý I/2018, Cục Thuế Khánh Hòa đã ban hành 351 quyết định cưỡng chế, thu hồi nợ thuế với số tiền trên 67,3 tỷ đồng. Số tiền đã thu nộp ngân sách đạt 47,2 tỷ đồng, đạt 70% số tiền ra quyết định cưỡng chế. Trong đó, Công ty cổ phần Cát Trắng, đã nộp trên 18 tỷ đồng; Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp tập đoàn K-Homes, đã nộp trên 17,9 tỷ đồng…”, ông Ngà nói.
Chia sẻ thêm về tình hình nợ thuế trên địa bàn, Cục trưởng Lương Văn Ngà cho biết, tính đến hết quý I/2018, tổng số tiền thuế nợ bao gồm khoản thu từ đất, tiền phạt, tiền chậm nộp trên địa bàn là 878,6 tỷ đồng, tăng 53,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 7% so với nợ đến thời điểm ngày 31/12/2017 chuyển sang. Trong đó, nợ có khả năng thu là 661,4 tỷ đồng. So với dự toán thu năm 2018, thì tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu trên tổng thu do Cục Thuế Khánh Hòa quản lý đang ở mức 6,2%.
Điểm lại một số DN có số nợ thuế lớn, ông Ngà cho biết, tính đến hết quý I/2018, Công ty cổ phần Sông Đà - Nha Trang, nợ trên 336,4 tỷ đồng, trong đó nợ tiền sử dụng đất là 306,5 tỷ đồng. Với số nợ của DN này, Cục Thuế Khánh Hòa đã nhiều lần có báo cáo kiến nghị biện pháp xử lý lên UBND tỉnh, thậm chí đã có kiến nghị xem xét thu hồi các dự án của DN này. Tuy nhiên, tình hình còn nhiều khó khăn, phức tạp phải xử lý trong năm 2018. Đến nay, DN này đang bị cơ quan thuế thực hiện biện pháp cưỡng chế hóa đơn lần 2.
“Chỉ riêng khoản nợ của DN này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành chỉ tiêu thu thuế nợ Cục Thuế Khánh Hòa”, ông Ngà nhấn mạnh.
Tiếp đến là Công ty TNHH Phú Hưng Phát, nợ trên 20,1 tỷ đồng, trong đó nợ tiền sử dụng đất là 17,2 tỷ đồng. Qua nhiều lần làm việc, cơ quan thuế xác định DN này không có khả năng nộp số tiền nợ thuế nói trên. Cục Thuế Khánh Hòa đang lập báo cáo, báo cáo UBND tỉnh xem xét thu hồi dự án của DN này. Hay như Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng ADC, nợ trên 5,3 tỷ đồng, trong đó nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 2,9 tỷ đồng, cơ quan thuế đang áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
“Như vậy, tính đến nay tình hình nợ thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa có dấu hiệu giảm, mà ngược lại vẫn tăng lên từng ngày do bị phạt, tiền chậm nộp”, ông Ngà nói.
Tăng cường phối hợp với các sở, ngành để xử lý nợ thuế
Để hoàn thành kế hoạch thu nợ, phấn đấu đưa nợ thuế giảm xuống dưới 5% trên tổng thu ngân sách theo các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục trưởng Lương Văn Ngà cho biết, quý II/2018, Cục Thuế Khánh Hòa tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hồi nợ thuế theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức cơ quan thuế tập trung rà soát DN nợ thuế từ đó đề ra các giải pháp thu đúng thu đủ vào ngân sách. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Trong đó, tập trung thực hiện đầy đủ các biện pháp thu hồi nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế; phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh thực hiện gia hạn các khoản thuế nợ do thiên tai gây ra nay đã đến hạn nộp thuế nợ nhằm thu đúng thu đủ vào ngân sách; xử lý đôn đốc thu hồi và cưỡng chế nợ thuế từ các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế qua thanh tra, kiểm tra thuế từ năm 2017 chuyển sang và cả số quyết định phát sinh trong quý I/2018.
Đồng thời, tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với DN có thuế nợ lớn nhằm xác định khả năng thanh khoản các khoản nợ thuế, qua đó áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tiếp theo, tiến đến biện pháp cưỡng chế cuối cùng là đề nghị Sở Kế hoạch – Đầu tư rút giấy phép hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục quán triệt đến tất cả bộ phận thực hiện nhiệm vụ thu hồi nợ thuế hàng tháng, thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện. Qua đó, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho các sở, ngành liên quan kiểm tra thực tế và tham mưu hỗ trợ thu hồi các dự án bất động sản của các DN cố tình dây dưa, chây ỳ, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách.
Tiếp tục tăng cường phối hợp với các sở, ngành giám sát, theo dõi các DN vãng lai; DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản; DN thực hiện các dự án đầu tư... qua đó, thu đúng thu đủ các khoản thu vào ngân sách, chống thất thu cho NSNN./.
Văn Tuấn