Hộp thư ngày 23/5: Bất thường công tác đấu thầu tại Sở Y tế Quảng Nam Hộp thư ngày 31/5: Dấu hiệu nâng giá thiết bị trong công tác đấu thầu Luật Đấu thầu (sửa đổi): Ngăn chặn hành vi tiêu cực,óChủnhiệmỦybanTưphápnêutìnhtrạngquotquânxanhquânđỏquottrongcôngtácđấuthầtrận mexico tham nhũng về đấu thầu |
“Cài thầu quen, chèn thầu lạ”
Tham gia thảo luận tại hội trường Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, đoàn Bắc Kạn cho biết, qua theo dõi các vụ án, vụ việc liên quan đến hoạt động đấu thầu thời gian qua, có 5 chiêu trò lách luật phổ biến trong hoạt động này.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, đoàn Bắc Kạn |
Nêu cụ thể,đại biểu cho biết, đầu tiên là chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu. Luật Đấu thầu đã quy định các trường hợp được chỉ định thầu, quy định các hạn mức để được áp dụng chỉ định thầu, loại dưới 100 triệu, dưới 500 triệu và dưới 1 tỷ.
Tuy nhiên, tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu diễn ra rất phức tạp trên thực tế và đã được thể hiện trong nhiều kết luận thanh tra, kết luận điều tra các vụ án, vụ việc.
Theo đại biểu đoàn Bắc Kạn, có những trường hợp lợi dụng các quy định về chia tách hoặc gộp gói thầu, có những trường hợp chia nhỏ các gói thầu theo kiểu chia phần để mỗi nhà thầu thân hữu trúng một phần.
Hoặc có trường hợp gom nhiều gói thầu nhỏ khác nhau lại để tạo thành một gói thầu hết sức phức tạp mà chỉ có một doanh nghiệp cụ thể mới có thể đáp ứng được, để từ đó tránh được những thủ tục đấu thầu thực sự cạnh tranh.
Chiêu trò tiếp theo làcài cắm các điều khoản hướng thầu để “cài thầu quen, chèn thầu lạ”. Theo đại biểu, quy định về hồ sơ mời thầu là để nhằm chọn được những nhà thầu tốt nhất, đáp ứng yêu cầu đặt ra, tuy nhiên, nếu có ý đồ thì đây lại chính là những chốt chặn để loại bỏ những nhà thầu không mong muốn.
Trên thực tế vừa qua, không ít chủ đầu tư đã cố ý cài cắm các điều khoản hướng thầu để hướng tới các nhà thầu thân hữu và loại bỏ sự tham gia của các nhà thầu khác, từ đó biến đấu thầu rộng rãi thành đấu thầu hạn chế.
Trả lời phỏng vấn của báo chí liên quan đến một số vụ án vi phạm các quy định trong hoạt động đấu thầu vừa qua, đại diện các cơ quan tố tụng đã cho biết là ngay từ đầu các đối tượng đã có sự bắt tay ngầm, đi đêm để chuyển cho nhau những thiết bị cần bán, thông đồng với nhau về các tiêu chí kỹ thuật và thậm chí còn cùng nhau xây dựng hồ sơ mời thầu.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng cho biết, không chỉ có hiện tượng cài cắm các tiêu chí kỹ thuật mà có những gói thầu còn đưa ra những tiêu chí như là phải có bằng khen của Bộ Tài chính về việc đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, gần như là đã viết sẵn cho một doanh nghiệp.
"Lót đường" cho một nhà thầu đã định sẵn trúng thầu
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy cũng nêu chiêu trò thiết lập liên minh "quân xanh, quân đỏ" để thông thầu, vây thầu. Đại biểu nhấn mạnh, tình trạng quân xanh, quân đỏ vẫn là mảng tối trong công tác đấu thầu thời gian vừa qua, đã tạo ra nhiều cuộc thầu nội bộ, thiếu tính cạnh tranh để kiếm lời bất chính. Có tình trạng một số nhà thầu chuyên đi dự thầu chỉ để trượt, nhằm lót đường cho một nhà thầu đã định sẵn trúng thầu.
"Thực tế còn có tình trạng, với sự tiếp tay của bên mời thầu là chủ đầu tư đã tạo ra cuộc đấu thầu thành một "vở kịch" với sự tham gia của những quân xanh, quân đỏ để rồi sau đó đưa quân đỏ đường đường, chính chính trúng thầu"- bà Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh.
Hệ lụy của tình trạng "quân xanh, quân đỏ" này khiến cho dư luận nghi ngại, khiến cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính không được cạnh tranh một cách sòng phẳng và mất đi cơ hội đầu tư, kinh doanh, đặc biệt nghiêm trọng đó là mất đi tiền của của Nhà nước và để lại những công trình, dự án kém chất lượng.
Chưa kể, chiêu trò móc ngoặc với thẩm định giá để nâng khống giá trị gói thầu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ, từ các vụ án vừa qua cho thấy, nếu chỉ nhìn vào hồ sơ thì tất cả đều đúng quy trình, chỉ khi đi sâu vào phá án thì mới phát hiện được sự móc ngoặc một cách tinh vi giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, đơn vị thẩm định giá và đơn vị trúng thầu đã thổi giá tăng gấp nhiều lần so với giá trị thực thông qua các chứng thư thẩm định.
Rất nhiều vụ án khác liên quan đến hoạt động đấu thầu thời gian vừa qua đã phải khởi tố, tuyên án phạt tù cả với các thẩm định giá, với vai trò là đồng phạm. Tuy nhiên, cũng có thể thấy pháp luật đã trao cho tổ chức thẩm định giá chức năng quá lớn, trong khi các quy định về hậu kiểm kết quả thẩm định còn rất hạn chế.
Giải pháp nào khắc phục tình trạng "đi đêm" trong đấu thầu?
Đặc biệt, tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực khác trong hoạt động đấu thầu. Theo đại biểu, tình trạng vi phạm các quy định pháp luật, tình trạng lách các quy định pháp luật như nêu trên đều có thể tiềm ẩn hoặc hướng tới nguy cơ tham nhũng, trục lợi.
Kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2021 cho thấy, trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát thì có tới 25% doanh nghiệp cho biết đã chủ động chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu; 10,3% doanh nghiệp cho biết đã chi trả do gợi ý của cán bộ phụ trách đấu thầu.
Đáng lưu ý có tới 58,9% doanh nghiệp cho biết việc chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu là luật bất thành văn mà doanh nghiệp phải tự hiểu khi tham gia.
"Đấu thầu nếu không được quy định và quản lý một cách chặt chẽ sẽ trở thành "mảnh đất" màu mỡ cho tham nhũng, trục lợi" - đại biểu Nguyễn Thị Thủy nói, đồng thời cho rằng, để đảm bảo lành mạnh, minh bạch trong công tác đầu thầu, kiến nghị các cơ quan thanh tra điều tra, truy tố, xét xử hướng hoạt động vào mảng đấu thầu, nhất là đối với những vụ việc dư luận có nhiều phản ánh để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.
Bên cạnh đó, công khai là giải pháp của mọi giải pháp. Công khai hóa sẽ là giải pháp rất hữu hiệu để khắc phục tình trạng đi đêm trong đấu thầu vừa qua. "Pháp luật hiện hành trong từng công đoạn đấu thầu đã có một số quy định về công khai nhưng chưa chặt chẽ, thậm chí còn những khoảng trống, kẽ hở dẫn đến việc có thể lách luật như trong thời gian vừa qua" - đại biểu cho hay.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp chia sẻ, tại kỳ họp này thì Chính phủ trình Quốc hội xem xét dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Đại biểu kiến nghị tiếp tục rà soát để hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chặt chẽ 6 công khai trong đấu thầu, bao gồm công khai về điều kiện được dự thầu; danh sách và năng lực của những nhà thầu; điều kiện được trúng thầu; quá trình chấm thầu; kết quả trúng thầu; kết quả giải quyết khiếu nại, kiến nghị của nhà thầu.