Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định). |
Được cho là có nhiều đổi mới,ậthoáquyđịnhkhenthưởngxứngđángcánbộsángtạodámnghĩdámlàkq europa song trong tiêu chuẩn về Huân chương Lao động tại dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) lại chưa có quy định nào đề cập đến những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp, đại biểu Mai Thị Phương Hoa.
Theo nghị trình, chiều 28/3 đại biểu Quốc hội chuyên trách mới cho ý kiến về dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), nhưng do phiên họp buổi sáng (thảo luận Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi) có ít đại biểu đăng đàn nên nội dung chiều được bắt đầu từ cuối giờ sáng.
Khen thưởng cho lao động trực tiếp còn ít
Báo cáo dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự ánluật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội (cơ quan thẩm tra dự án luật) Nguyễn Thuý Anh nhấn mạnh một số điểm mới của dự thảo, như đã giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tếtư nhân.
Như quy định cụ thể đối tượng khen thưởng Huân chương Lao động các hạng (Điều 39, 40 và Điều 41), “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (Điều 72), Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh (Điều 73) cho đối tượng là doanh nhân, doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học. Dự thảo cũng bổ sung quy định nguyên tắc xét tôn vinh và trao tặng giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp (Điều 78); bổ sung thẩm quyền trình khen thưởng đối với doanh nghiệp do Chính phủ quy định (khoản 7 Điều 80).
Tham gia thảo luận nội dung này, đại biểu Phương Hoa nêu rõ giai đoạn hiện nay đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân và khối này đã và đang thực sự có sự đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước, kinh tế tư nhân đóng góp tới 40% GDP cả nước. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân, trí thức, nhà khoa học thực sự xứng đáng được khen thưởng vì thành tích đóng góp của mình.
Tuy nhiên, một số quy định hiện hành về tiêu chuẩn khen thưởng cho doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước chưa cụ thể, khó áp dụng và đang điều chỉnh bằng văn bản dưới luật.
Bà Hoa ví dụ, pháp luật quy định cấp nào quản lý về tổ chức, người lao động thì khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng; doanh nghiệp tư nhân không có cấp quản lý nên việc trình khen thưởng thường không thực hiện được. Pháp luật hiện hành quy định cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc cấp giấy phép thành lập thì khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng; tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp trong một tỉnh, thành phố thường đông, cơ quan cấp phép thường là Sở Kế hoạch và đầu tưrất ít tiếp nhận đề nghị khen thưởng cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng không nắm được quy định của pháp luật hoặc là doanh nghiệp thành lập ở địa phương này nhưng hoạt động ở địa phương khác, thành tích đóng góp cho địa phương khác, nên khó đề xuất khen thưởng.
Từ những bất cập như vậy nên trong 5 năm (2016-2020), Chủ tịch nước khen thưởng cho cá nhân lao động trực tiếp trong khu vực doanh nghiệp tư chỉ có 177 cá nhân, chiếm tỷ lệ 0,05%. Thủ tướng khen thưởng cho cá nhân lao động trực tiếp chỉ có 568 cá nhân, chiếm tỷ lệ 2,17%.
Đây là những con số rất khiêm tốn, bà Hoa nhấn mạnh.
Nhất trí với những quy định mới về khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân., tuy nhiên, theo bà Hoa dự thì cần quy định ngay trong Luật những nguyên tắc cơ bản về thẩm quyền trình khen thưởng, đặc biệt đối với doanh nghiệp tư nhân làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết sau này.
Chưa có quy định cho cán bộ dám nghĩ, dám làm
Liên quan đến tiêu chuẩn về Huân chương Lao động các hạng (Điều 39, 40 và 41) bà Hoa nhận xét, các tiêu chuẩn đã cơ bản bao quát được các trường hợp như lập thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, có phát minh sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có nhiều đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội….
"Tuy nhiên, nhưng chưa có quy định nào đề cập đến những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; đó là những cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm hay, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung", bà Hoa nhìn nhận.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng nhấn mạnh lịch sử đã chứng kiến nhiều tấm gương mẫu mực đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân. Tiêu biểu như ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc với quyết sách “khoán hộ” năm 1966, là một trong những cơ sở quan trọng để Trung ương ban hành chính sách khoán 100 và Khoán 10, từ đó làm thay đổi căn bản kinh tế nông nghiệp nước ta. Hay, nữ Anh hùng Lao động Ba Thi với kỳ tích “cởi trói” cho hạt gạo tại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long năm 1977-1978, góp phần vào việc bỏ chế độ bao cấp gạo; Thủ tướng Võ Văn Kiệt với đường dây tải điện 500 KV...
Trước những tấm gương chân thực nêu trên và theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Ban Tổ chức Trung ương đã có Đề án, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 14-KL/TW ngày 22/9/2021 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ, trong đó yêu cầu biểu dương, khen thưởng xứng đáng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao, vì lợi ích chung.
Bà Hoa cho rằng, đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong giai đoạn hiện nay, cần phải được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật, nhất là trong bối cảnh hiện nay, một số cán bộ đảng viên đang có dấu hiệu “chùng xuống”, không dám làm gì chứ chưa nói đến dám chịu trách nhiệm.
"Có rất nhiều biện pháp để khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, nhưng tôi cho rằng biện pháp khen thưởng là biện pháp thiết thực và có nhiều yếu tố tích cực.
Vì vậy, đề nghị cân nhắc bổ sung nội dung nêu trên vào dự thảo Luật thi đua khen thưởng", bà Hoa nêu quan điểm.