当前位置:首页 > Cúp C2 > 【số liệu thống kê về querétaro gặp juarez】Còn nhiều dư địa kiểm soát lạm phát, cơ hội điều chỉnh giá dịch vụ thiết yếu 正文

【số liệu thống kê về querétaro gặp juarez】Còn nhiều dư địa kiểm soát lạm phát, cơ hội điều chỉnh giá dịch vụ thiết yếu

来源:Empire777   作者:La liga   时间:2025-01-26 02:13:20

Sáng 3/8,ònnhiềudưđịakiểmsoátlạmphátcơhộiđiềuchỉnhgiádịchvụthiếtyếsố liệu thống kê về querétaro gặp juarez Ban Chỉ đạo điều hành giá họp bàn công tác điều hành giá những tháng cuối năm. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp.

Giá cả ổn định theo đúng kịch bản đề ra

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, trong 7 tháng năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động đan xen bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tăng trưởng thấp, trong khi tiêu dùng còn yếu, hàng rào bảo hộ có xu hướng gia tăng..., nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt (Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25% vào ngày 26/7/2023).

Còn nhiều dư địa kiểm soát lạm phát, cơ hội điều chỉnh giá dịch vụ thiết yếu
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp. Ảnh: Đức Minh.

Bên cạnh đó, áp lực nợ công, nợ xấu của doanh nghiệp, rủi ro trên các thị trường tài chính tiền tệ, bất động sản vẫn còn cao tại một số quốc gia, thêm 1 ngân hàng nhỏ tại Mỹ bị kiểm soát đặc biệt, tiềm ẩn yếu tố rủi ro của hệ thống ngân hàng Mỹ, xuất hiện một số rủi ro, thách thức mới về an ninh lương thực toàn cầu (Nga và Ấn Độ đã quyết định ngừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, ảnh hưởng đến nguồn cung gạo trên thế giới), tình trạng thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi, hạn hạn kéo dài trong phạm vi rộng, bão lũ, thiên tại diễn ra tại nhiều quốc gia… là các yếu tố ảnh hưởng tới mặt bằng giá cả trong nước.

Ở trong nước, 7 tháng năm 2023, giá điện được điều chỉnh tăng từ ngày 4/5/2023 nhưng giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, lạm phát đang được kiểm soát và theo xu hướng giảm dần. Từ đầu năm tới nay, thời tiết tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn cung lương thực, rau, quả dồi dào, giá mặt hàng nông sản không có biến động lớn.

Giá thịt lợn có xu hướng giảm trong 3 tháng đầu năm do sức tiêu thụ chậm sau đó giá tăng trở lại từ tháng 5 do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa du lịch. Giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như xăng dầu, khí hóa lỏng trong nước có diễn biến tăng, giảm đan xen do tác động của giá thế giới, nhưng bình quân chung vẫn giảm mạnh so cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với tháng trước của tháng 1/2023 tăng 0,52%, tháng 2/2023 tăng 0,45%; tháng 3/2023 giảm 0,23%, tháng 4/2023 giảm 0,34%, tháng 5/2023 tăng 0,01%, tháng 6/2023 tăng 0,27%, tháng 7/2023 tăng 0,45%. CPI tháng 7/2023 tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng, CPI tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,65%.

Nhìn chung, những tháng đầu năm, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,2 - 3,7%

Bộ Tài chính đã đưa ra 2 kịch bản lạm phát quý III/2023 và các tháng còn lại của năm.

Theo đó, kịch bản 1, giả thiết 5 tháng cuối năm 2023 so cùng kỳ năm trước: Giá lương thực, thực phẩm tăng 3%; giá nhà ở thuê tăng 8%, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 3%, giá dịch vụ y tế tăng 4%; Giá xăng dầu giảm 10%, giá gas giảm 10%. Dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,2% so với năm 2022.

Ở kịch bản thứ hai, trong trường hợp giá xăng dầu giảm thấp hơn (5%), giá lương thực, thực phẩm tăng cao hơn (5%), giá dịch vụ y tế tăng 6%, dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,7% so với năm 2022.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Linh hoạt điều hành giá để giữ mục tiêu lạm phát
Thời tiết tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn cung lương thực, rau, quả dồi dào, giá cả không biến động lớn.

Với các kịch bản trên, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,2 - 3,7%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3% - 3,5% (cũng với giả định giá dịch vụ giáo dục không tăng theo lộ trình Nghị định số 81/2021/NĐ-CP). Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng ở mức 3,7% (cộng trừ 0,5%).

Về dư địa kiểm soát lạm phát, theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 5 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,61% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.

Kiến nghị biện pháp điều hành giá năm 2023, Bộ Tài chính cho rằng, dư địa kiểm soát lạm phát đang tăng dần là điều kiện thuận lợi để thực hiện việc điều chỉnh giá một số mặt hàng nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường sau khi việc thực hiện đã bị trễ trong những năm vừa qua.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý đến CPI năm 2023 còn phụ thuộc vào thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh giá các mặt hàng của các bộ ngành. Ngoài ra, việc lạm phát cơ bản đang ở mức cao hơn nhiều so với lạm phát chung cho thấy những rủi ro lạm phát cao có tính dài hạn và có thể kéo dài sang các năm tiếp theo.

Vì vậy, trong điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý cần tận dụng dư địa mục tiêu lạm phát 4,5% trong năm 2023 đã được Quốc hội phê duyệt để chủ động thực hiện các phương án giá theo lộ trình quy định và phù hợp với biến động của các yếu tố hình thành giá theo diễn biến thị trường, đồng thời giảm bớt áp lực sang các năm tiếp theo.

Để chủ động trong công tác quản lý, điều hành giá và kiểm soát lạm phát trong các tháng còn lại của năm 2023, Bộ Tài chính cho rằng, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý.

Các bộ, ngành, địa phương cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, nhất là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao trong các dịp lễ, tết cuối năm.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, trong điều kiện dư địa lạm phát tương đối rộng để các cơ quan nhà nước điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý trong bối cảnh mục tiêu lạm phát năm 2023 được Quốc hội phê duyệt ở mức 4,5%, các bộ ngành cần tận dụng thời điểm để chủ động sớm các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý, tránh dồn vào tháng cuối năm, hoặc dồn vào cùng một thời điểm để hạn chế tác động cộng hưởng, đồng thời giảm bớt áp lực cho công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, cần có phương án giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với người nghèo và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước những tác động từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu./.

Mỗi tháng còn dư địa tăng 1,61%

Về dư địa kiểm soát lạm phát, theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 5 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,61% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%.

标签:

责任编辑:La liga