Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong phòng chống Covid-19 | |
Tìm “cửa sáng” trong khủng hoảng vì Covid-19 | |
Tập trung tháo gỡ khó khăn,ếudịkeo nha cia hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra |
Cần tránh xảy ra đứt gãy cho doanh nghiệp trong sản xuất và cung ứng hàng thiết yếu. Ảnh: H.Dịu |
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và khuyến nghị chính sách ứng phó với dịch Covid-19.
Theo các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, kinh tế Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ một nguyên nhân phi kinh tế. Trong bối cảnh này, các chính sách điều hành vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng tới “sức đề kháng” của nền kinh tế.
Hơn nữa, tính chất của đại dịch cho thấy việc dự báo tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam diễn ra trong thời gian bao lâu là rất khó.
Với hoạt động doanh nghiệp, theo báo cáo, nếu đại dịch kéo dài đến hết tháng 4 thì 49,2% doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động; 31,9% cắt giảm quy mô sản xuất; 18,1% tạm dừng hoạt động; 0,8% có khả năng phá sản. Nếu đến hết tháng 6, tháng 9 hoặc hết năm thì tỷ lệ doanh nghiệp phá sản sẽ lần lượt là 6,1%, 19,3% và 39,3%.
Khảo sát tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động doanh nghiệp. |
Điều này đòi hỏi phải xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn đến dài hạn nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam và ở các quốc gia khác trên thế giới.
Do đó, báo cáo cho rằng, nếu bệnh dịch trong nước có thể kiểm soát ngay trong tháng 4 hoặc cùng lắm đến hết quý II thì phản ứng chính sách nên mang tính “hỗ trợ”.
Nếu bệnh dịch kéo dài hơn (đến quý III hoặc hết năm 2020), Chính phủ cần tính tới các biện pháp thiệp mạnh mẽ hơn mang tính “giải cứu”. Các giải pháp chính sách đưa ra cần tính đến độ trễ trong quá trình ban hành và triển khai để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.
Hơn nữa, báo cáo cũng cho rằng, trong mọi trường hợp cần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu cho người dân. Các doanh nghiệp cung ứng các hàng hóa này cần phải được giám sát chặt chẽ và có biện pháp hỗ trợ cần thiết, tránh xảy ra đứt gãy trong sản xuất và cung ứng.
Đặc biệt, các chính sách cần quan tâm đến những khu vực dễ bị tổn thương như người lao động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngắn hạn (đặc biệt tại những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) nhưng đồng thời cũng cần tránh sự đổ vỡ của các doanh nghiệp lớn, đầu tầu để từ đó lan sang các khu vực khác.
Cụ thể, các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, đối với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, phải nới lỏng các điều kiện tín dụng, hoãn chi trả nợ, miễn lãi, giảm lãi, cho phép tái cơ cấu lại nợ để cải thiện tính thanh khoản và khả năng chịu đựng của doanh nghiệp cho tới khi qua được khó khăn.
Báo cáo cũng kiến nghị nên giảm, miễn một số loại thuế cho doanh nghiệp như: giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 với doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho các hàng hóa dịch vụ gặp khó khăn, giãn nộp thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng; đẩy mạnh xúc tiến triển khai dịch vụ thuế điện tử eTax… Hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động các cơ chế về BHXH…
Các cơ quan quản lý cũng cần có những hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp đối với hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động. Tranh chấp hợp đồng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đối tác trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp cũng phải có giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp theo hướng giảm đầu mối, tăng hiệu quả, cập nhật công nghệ, cơ cấu và đào tạo lại nhân lực. Các doanh nghiệp cũng nên phát triển các nguồn nguyên vật liệu trong nước, tìm và thay thế các nguồn nhập khẩu, phát triển các nguồn nguyên liệu và liên kết sâu với các nhà cung ứng nội địa.