您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kqbd h2 anh】Chìa khóa để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Cúp C11人已围观

简介Ngày 29/8, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo triển khai chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chín ...

Ngày 29/8,ìakhóađểcânbằnggiữatăngtrưởngkinhtếvàpháttriểnbềnvữkqbd h2 anh tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo triển khai chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027. Sự kiện do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện.

Chìa khóa để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Ảnh: LV

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, chìa khóa để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam chính là thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm.

Ông Tú cho biết, vào tháng 7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 843/2023/QĐ-TTg ban hành chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027. Quyết định 843 đánh dấu sự kiện Việt Nam là quốc gia thứ 32 trên thế giới và thứ 7 tại châu Á ban hành chương trình hành động quốc gia về thực hành kinh doanh có trách nhiệm (NAP).

Việc ban hành chương trình hành động quốc gia theo Quyết định 843/2023/QĐ-TTg sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Bên cạnh đó, NAP cũng góp phần giảm thiểu chi phí, rủi ro, trong đó có cả rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp như hạn chế phải đối mặt với lệnh cấm xuất khẩu liên quan đến lao động, môi trường liên quan đến Hiệp định CPTPP, EVFTA.

Đồng thời, NAP cũng tạo sự nhất quán trong nhận thức, hành động và áp dụng các biện pháp khắc phục của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp để hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước nói chung cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng ở cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo ông Patrick Haverman- Phó trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, kinh doanh có trách nhiệm không chỉ là vấn đề mới với Việt Nam mà với cả thế giới, vì vậy phải có quá trình thay đổi liên tiếp liên quan đến vấn đề này.

Nghiên cứu của UNDP năm 2021 chỉ ra rằng, dưới 51% doanh nghiệp tại Việt Nam hiểu về kinh doanh có trách nhiệm. Có tới 98% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này có nghĩa là còn rất nhiều vấn đề phải làm liên quan tới nâng cao năng lực, nâng cao hiểu biết về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Việc có một chương trình hành động quốc gia thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo sự sẵn sàng tham gia vào thị trường quốc tế.

“Quá trình triển khai NAP tại Việt Nam cần có sự nỗ lực liên tiếp và có kế hoạch triển khai ở phạm vi rộng để giải quyết những thách thức và chớp lấy những cơ hội. Điều quan trọng là phải tập hợp được các bên có liên quan đến để triển khai kế hoạch hành động”- ông Patrick Haverman nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, ông Ola Karlman- Trưởng bộ phận Thương mại, kinh tế và chính trị (Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam) lưu ý, với cách tiếp cận toàn xã hội thì chương trình hành động quốc gia này sẽ mang lại những hiệu quả tích cực và sẽ đảm bảo Việt Nam có một vị thế tốt hơn trong một thị trường toàn cầu ngày càng có yêu cầu cao.

Quyết định 843/2023/QĐ-TTg có đề ra 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên là đầu tư, lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ các nhóm bị tổn thương. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Tags:

相关文章