【thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia kazakhstan】Chứng khoán 10/7: Giá ồ ạt giảm, thanh khoản tăng vọt

  发布时间:2025-01-27 05:17:41   作者:玩站小弟   我要评论
Lớn nhỏ cùng giảm, tâm lý cực xấuĐóng cửa phiên giao dịch đầy ngỡ ngàng hôm nay, VN-Index mất 1,14%, thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia kazakhstan。

sau gio khop lenh giam

Lớn nhỏ cùng giảm,ứngkhoánGiáồạtgiảmthanhkhoảntăngvọthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia kazakhstan tâm lý cực xấu

Đóng cửa phiên giao dịch đầy ngỡ ngàng hôm nay, VN-Index mất 1,14%, xuống mức 584,88 điểm. HNX-Index giảm 0,67%, còn 78,61 điểm. Có khoảng 310 mã giảm giá, con số còn lớn hơn cả phiên giảm mạnh ngày 20/6 vừa qua.

Thị trường hoàn toàn có thể điều chỉnh giảm, nhưng mức sụt giảm và cách cổ phiếu bị bán ra hôm nay tạo bất ngờ lớn. Không có bất kỳ thông tin tiêu cực về mặt vĩ mô nào mới có thể gây sốc trong một thời điểm như vậy. Có thể lo ngại bị dồn nén mấy hôm nay đã hội tụ lại thành một phiên mà đồng loạt nhà đầu tư muốn thoát ra. Giá đã được chấp nhận hạ xuống đáng kể trong tình huống như vậy.

Phiên hôm qua, ít nhất thị trường vẫn có sự phân hóa về giá, ngay cả ở trong số các cổ phiếu vốn hóa lớn lẫn sự sôi động ở các cổ phiếu đầu cơ. Hôm nay không còn hiện tượng như vậy. Các cổ phiếu lớn nhỏ đều đồng loạt giảm, rất ít cổ phiếu đứng ngoài được làn sóng bán tháo mạnh mẽ.

Các giao dịch tăng giá hôm nay khá cá biệt và không mang tính đại diện. Chẳng hạn DHM tăng 2,56% với thanh khoản khá cao không nằm trong số các mã đầu cơ có biểu hiện tốt mấy phiên trước. Hay như DCT, mức tăng kịch trần hôm nay là phiên đột biến trong suốt hơn một tháng giao dịch bình lặng. Vài mã khác VST, BGM, SMA, NLC, CVT tăng giá cũng chỉ là các biến động đơn lẻ.

Giá ồ ạt giảm, thanh khoản tăng vọt

Mặc dù giá giảm mạnh trên diện rộng nhưng phiên hôm nay chưa lặp lại tình trạng giảm sàn như trong quá khứ.

Ngược lại, số cổ phiếu giảm giá lại rất cao và mức độ giảm cũng lớn, thể hiện được xu thế bán ra áp đảo trong phiên giao dịch này. Tại HSX, các mã trụ giảm lớn đẩy VN-Index mất nhiều điểm nhất kể từ hồi tạo đáy đầu tháng 5. GAS giảm 0,9%, VIC giảm 2,11%, MSN giảm 1,07%, VNM giảm 0,78%, BVH giảm 3%, VCB giảm 0,77%, DPM giảm 1,52%, CTG giảm 1,35%, BID giảm 1,33%...

Trên sàn Hà Nội, duy nhất PVS còn tăng giá nhẹ 0,34% cũng không thể xoay chuyển tình thế được. ACB giảm 0,65%, SHB giảm 2,15%, VCG giảm 1,4%, VND giảm 2,98%, KLS giảm 2,36%, SCR giảm 3,23%...

Với mức độ giảm quá rộng ở cả hai sàn (gần 310 mã) thì không thể coi phiên giảm hôm nay là hiệu ứng của chốt lời ngắn hạn được. Các cổ phiếu bất kể tăng nhiều hay ít trong những phiên vừa qua đều bị bán tháo hôm nay. Đó là biểu hiện của tâm lý lo ngại, thậm chí là sợ hãi.

Thanh khoản tăng vọt

Về mặt đầu tư, rõ ràng là một phiên sụt giảm mạnh với 190 mã giảm quá 2% thì không thể coi là một phiên giao dịch tích cực. Rủi ro sụt giảm giá trị danh mục trở nên rất cao. Đặc biệt với nhiều cổ phiếu, chỉ một phiên giảm sâu hôm nay, thành quả đầu tư từ hơn một tuần nay bỗng chốc thành mây khói.

Nhà đầu tư đã tranh nhau bán ra với mức giá khá rẻ tạo nên một bầu không khí giao dịch hoảng loạn. Tuy chưa đến mức giảm sàn hàng loạt, nhưng với mức chiết khấu giá rất cao, dòng tiền đã phần nào bị kích thích. Hàng loạt cổ phiếu xuất hiện thanh khoản cực lớn.

Tại HSX, giao dịch hàng đầu thuộc về FLC, SSI và HAG, ba cổ phiếu khớp trên 100 tỷ đồng hôm nay. FLC có khả năng bị xả rất lớn vì giá đang ở ngưỡng cao nhất kể từ giữa tháng 4/2014. Tuy nhiên FLC từ chỗ giảm 4,26% quay trở lại được tham chiếu lúc đóng cửa thì không phải là điều dễ dàng. Trên 343,1 tỷ đồng đã đổ vào giao dịch FLC, con số lớn chưa từng có trong lịch sử mã này, thậm chí là của thị trường.

Hai cổ phiếu còn lại là SSI và HAG không thực sự được đẩy giá tốt, nhưng lực cầu bắt đáy cũng tạo thanh khoản trăm tỷ đồng. Trong bối cảnh hoảng loạn toàn thị trường, vài cổ phiếu cụ thể vẫn thu hút được dòng tiền lớn như vậy là điều rất đáng ghi nhận.

Ở HNX, PVS khá đặc biệt vì không chỉ là cổ phiếu vốn hóa lớn duy nhất tăng giá mà còn là mã duy nhất được khối ngoại mua vào với quy mô lớn. Khoảng 768.000 cổ phiếu đã được mua góp phần giữ giá cho PVS trong bối cảnh sụt giảm chung. Quy mô này so với thanh khoản của PVS cũng chỉ chiếm 26% nhưng là giao dịch mua nổi bật duy nhất của khối ngoại.

Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn hôm nay vọt lên mức 2.748,9 tỷ đồng, tăng 45% so với hôm qua và là mức giao dịch lớn nhất kể từ đầu tháng 5 vừa qua. Nếu không có mức giảm giá lớn ở nhiều cổ phiếu thì thanh khoản chắc chắn không cao như vậy. Điều này vừa có ý nghĩa tích cực, vừa tiêu cực.

Trước hết thanh khoản tăng vọt và giá giảm sâu là do áp lực bán ra đồng loạt và dứt khoát. Nhà đầu tư phải hạ giá để thoát ra chắc chắn thể hiện một tâm lý lo sợ giống nhau. Lợi nhuận ngắn hạn không thể khiến nhà đầu tư hoảng hốt như vậy và khối lượng có lãi ngắn hạn cũng không lớn như thế.

Phía ngược lại, khi nhiều người sợ hãi bán ra thì cũng có nhiều người chấp nhận rủi ro mua vào. Nếu không có cầu bắt đáy lớn thì giá có thể giảm sàn hàng loạt. Nhìn vào thanh khoản thì chưa phiên nào kể từ khi chạm đáy 508 điểm của VN-Index, thị trường lại chứng kiến một đợt bán tháo mạnh như vậy.

Rõ ràng yếu tố giảm giá sâu đã hấp dẫn dòng tiền tham gia thị trường mạnh hơn. Thị trường không thể chuyển đổi xu thế một cách nhanh chóng và gấp gáp như vậy, nhất là khi mua báo cáo kết quả kinh doanh đang đến.

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

2.088,1 tỷ đồng (-52%)

148 triệu (+48%)

660,8 tỷ đồng (+24%)

59,8 triệu (+3%)

5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất

HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)

HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn)

FLC (343,1) - (16,4%)

PVS (86,7)-(13,1%)

HAG (135,4) - (6,5%)

KLF (49,7)- (7,5%)

SSI (134,4) - (6,4%)

KLS (45,8) - (6,9%)

VHG (62,4) - (3%)

SCR (44,4) - (6,7%)

FPT (61,9) - (2,9%)

SHB (37,1) - (5,6%)

Khánh Nhi

相关文章

最新评论