Ngày 18/9,ànghộinhậpdoanhnghiệpViệtlạicàngnhỏđbxh vô địch úc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe và cho ý kiến về báo cáo kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
8 năm hội nhập: Nông nghiệp không thay đổi đáng kể
Thay mặt Chính phủ báo cáo bổ sung về kết quả quá trình hội nhập, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết sau 8 năm gia nhập WTO, một trong những thành công quan trọng nhất là hình thành hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, tương thích với quy định của WTO, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch, dễ dự đoán hơn. Bước đầu đã tận dụng lợi thế do WTO mang lại để thúc đẩy xuất khẩu, thị trường lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư.
Trái với lo ngại trước đây về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhiều ngành đã đứng vững khi mở cửa cạnh tranh và phát triển tốt trong bối cảnh hội nhập như ngành tài chính, viễn thông,... Nhiều rào cản trong thương mại xuất nhập khẩu được bãi bỏ. Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển dịch tương đối tốt. Năm 2007, dầu thô chiếm 17,5% kim ngạch xuất khẩu, nhưng đến năm 2014 chỉ 4,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thảo luận về báo cáo giám sát, các thành viên UBTVQH đều thống nhất đánh giá cao kết quả làm việc của Đoàn giám sát, đồng tình với đa số các nội dung tại báo cáo.
Góp ý để hoàn thiện báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng đoàn giám sát nên làm rõ hơn các nội dung trong báo cáo như những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra ngay khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO. Đồng thời đánh giá cụ thể hơn về các kết quả tích cực như tăng trưởng thực chất hơn, chỉ số cạnh tranh được nâng lên, thu hút đầu tư mạnh hơn, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo cơ cấu thị trường. Các rào cản kinh doanh giảm nhiều, năng suất, thu nhập của người lao động tăng...
Tuy nhiên, ông Phùng Quốc Hiển cũng đề nghị phân tích nguyên nhân vì sao khi hội nhập các lợi thế lớn của Việt Nam như là vị trí địa lý, dân số trẻ và đặc biệt là nông nghiệp… chưa được phát huy. Theo báo cáo, trong 8 năm hội nhập, tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản giảm gần một nửa so với giai đoạn trước, tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp thay đổi không đáng kể.
Lỗi hệ thống trong quản trị doanh nghiệp và quản trị quốc gia
Đánh giá cao chủ trương và kết quả hội nhập, nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng, cần làm rõ những vấn đề tồn tại như liên kết giữa DN trong nước và nước ngoài chưa phát huy tác dụng, “mặc ai nấy chạy”, chính sách ưu ái hơn cho DN đầu tư nước ngoài, DN trong nước chưa được quan tâm đúng mức….
“Có những nghịch lý mà chúng ta phải trả lời trong quá trình hội nhập là càng hội nhập thì quy mô DN Việt lại càng nhỏ đi, giá trị gia tăng của nông nghiệp lại thấp hơn. Chúng ta chưa phát huy hết cơ hội và cũng chưa vượt qua được thách thức từ hội nhập. Có thể thấy, thể chế, bộ máy và con người mà không đúng tầm, đúng nhịp thì ảnh hưởng lớn đến quá trình hội nhập”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước, chúng ta đang tăng trưởng theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu, nên nay đã bộc lộ những điểm yếu của nền kinh tế.
“Đây là lỗi hệ thống, trước hết ở tầm vĩ mô, trong đó có cơ chế điều hành, bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực… Chất lượng nhân lực ở đây không chỉ là người lao động mà cả người quản trị, từ quản trị doanh nghiệp và đến quản trị quốc gia của chúng ta đều có vấn đề. Đây là câu chuyện vĩ mô và Quốc hội phải bàn xem phải sửa gì trong những lỗi hệ thống này”, ông Ksor Phước nhấn mạnh.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu báo cáo phải phân tích sâu hơn về một số nội dung. Theo đó, trả lời được các câu hỏi như trong quá trình hội nhập nền kinh tế có tiến bộ hay không, có thu hẹp khoảng cách với các nước hay khoảng cách đó lại xa hơn. Từ đó, đi sâu vào phân tích về chất lượng tăng trưởng, về nguyên nhân của những hạn chế trong nông nghiệp, doanh nghiệp nội địa….
“Điều tôi lo lắng nhất là sự sẵn sàng để vào TPP. Đây là một cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức lớn, phải chuyển hoá thách thức thành cơ hội”, Chủ tịch Quốc hội cho biết./.
H.Y