Trong khi Triều Tiên tiến hành Đại hội Đảng,ĐmphnhabnhMỹbảng xếp hạng bàn thắng ngoại hạng anh Mỹ triển khai máy bay trinh sát, với ý đồ khó đoán định.
Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 8. Nguồn: KCNA
Ngày 5-1, Triều Tiên đã khai mạc Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 8 nhằm tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ trong 5 năm qua cũng như công bố các định hướng chính sách phát triển kinh tế và đối ngoại cho 5 năm tới. Đây cũng là Đại hội Đảng lao động Triều Tiên lần thứ hai dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trước đó Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7 đã diễn ra vào tháng 5-2016. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho rằng, toàn Đảng cần phải nhìn thẳng vào thực tế, tìm ra các nguyên nhân chủ quan, thẳng thắn thừa nhận sai lầm và đưa ra các quyết sách hợp lý để khắc phục khó khăn mà nước này phải đối mặt.
Ông Kim Jong-un cũng bày tỏ tin tưởng, Đại hội Đảng lần này sẽ là bước đệm, là cột mốc mang tính lịch sử để nước này thực hiện bước nhảy vọt mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng Đảng, chủ nghĩa xã hội cũng như nâng cao sức mạnh quốc gia và chất lượng đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm là các chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng cho 5 năm tới, trong bối cảnh nền kinh tế nước này vốn chịu thiệt hại nặng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, Liên Hiệp Quốc, cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thiên tai trong năm 2020. Trong đó, có chính sách đối ngoại mới với Mỹ và Hàn Quốc trước thềm lễ nhậm chức 20-1 của ông Joe Biden.
Hiện tại, Triều Tiên chưa có phản hồi gì với việc ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ. Bình Nhưỡng cũng chưa gửi bất cứ thông điệp nào tới Mỹ và Hàn Quốc tại đại hội đảng vừa diễn ra.
Trước đó, có một số đồn đoán cho rằng Triều Tiên có thể thực hiện các hành động khiêu khích hoặc tổ chức một cuộc duyệt binh vào thời gian diễn ra Đại hội Đảng dự kiến kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, Tướng Robert B. Abrams, Chỉ huy Các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc ngày 5-1 tuyên bố cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về việc Triều Tiên tiến hành hoạt động khiêu khích lớn.
Mới đây, trang theo dõi hoạt động hàng không No callsign cho biết một máy bay trinh sát của Mỹ đã bay qua Hàn Quốc với nhiệm vụ dường như giám sát Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng tiến hành Đại hội Đảng. Theo đó, máy bay EP-3E của Hải quân Mỹ được nhìn thấy bay qua Hwaseong (phía Nam Seoul) và Hongcheon (cách thủ đô Seoul 100km về phía Đông) vào chiều 5-1.
Trước đó, quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã triển khai kín tập trận chung trên không. Đây là cuộc tập trận chung mang tên “Vigilant Ace” diễn ra hàng năm giữa Mỹ - Hàn. Tuy nhiên, sau khi không khí đối thoại Mỹ - Triều, liên Triều khởi sắc vào năm 2018, hai bên đã thay thế cuộc tập trận này bằng cuộc tập trận tổng hợp về trạng thái sẵn sàng chiến đấu, điều chỉnh về quy mô tập trận so với trước.
Nhiều ý kiến chỉ trích việc liên quân hai nước Mỹ - Hàn tổ chức kín cuộc tập trận lần này là vì dò xét thái độ của Triều Tiên. Điều này vô hình trung sẽ khoét sâu mâu thuẫn giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc. Một quan chức Không quân Hàn Quốc giải thích cuộc tập trận vừa rồi là cuộc tập trận hàng năm nhằm kiểm tra năng lực thực thi tác chiến liên quân Hàn - Mỹ.
Trong diễn biến liên quan, mới đây Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa đưa ra quyết định về việc liệu ông có thực sự tuân thủ cam kết phi hạt nhân hóa hay không. Ông Pompeo cho biết: “Thật không may, chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu này. Chủ tịch Kim vẫn chưa đưa ra quyết định về việc ông ấy có thực sự chuẩn bị thực hiện cam kết đó hay không, và vì vậy, những thách thức sẽ tiếp tục tồn tại”.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, kể từ khi Washington và Bình Nhưỡng tiến hành đàm phán lần cuối tới nay, Mỹ đã thuyết phục được ông Kim không tiếp tục thử các tên lửa đạn đạo tầm xa nhất của Triều Tiên, vốn có thể đe dọa nước Mỹ. Bên cạnh đó, Washington cũng thuyết phục được nhà lãnh đạo này không tiếp tục phát triển năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng bằng cách thử nghiệm một hệ thống vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, ông Kim Jong-un tỏ ra không quan tâm đến đàm phán hòa bình với Mỹ, đặc biệt khi ông dốc sức khắc phục hậu quả của các thảm họa vừa qua ở trong nước, bao gồm đóng cửa biên giới, giá cả tăng cao, thiếu thốn thực phẩm, mưa bão và đại dịch Covid-19. Đến nay, nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn chưa có phản ứng gì sau những bình luận về Triều Tiên của ông Joe Biden, cũng như chưa đưa ra thông báo nào về chiến thắng bầu cử mà chính trị gia Dân chủ Mỹ giành được.
Sự im lặng của Triều Tiên cho thấy họ chưa mặn mà nối lại đàm phán với Mỹ. Do vậy việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vẫn còn là bài toán khó chưa có lời giải.
HN tổng hợp