【kết quả vdqg thổ nhĩ kỳ】Bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong quy định về dạy, học thêm

时间:2025-01-24 22:59:31来源:Empire777 作者:World Cup
Chú thích ảnh
Việc dạy thêm,ảođảmtínhminhbạchkháchquantrongquyđịnhvềdạyhọcthêkết quả vdqg thổ nhĩ kỳ học thêm được quản lý chặt chẽ sẽ nêu cao trách nhiệm của giáo viên và đảm bảo quyền lợi cho học sinh. 

Những điểm mới

So với Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy, học thêm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào năm 2012, dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm có một số điểm mới. Cụ thể, dự thảo không còn để hẳn 1 điều quy định các trường hợp không được dạy thêm.

Với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, vai trò của tổ chuyên môn được đề cao. Tổ chuyên môn phải họp để thống nhất, đề xuất với người đứng đầu nhà trường việc dạy - học thêm với các môn học do tổ đảm nhận. Điều này tạo sự thống nhất khi tổ chức dạy thêm, học thêm; đồng thời bảo đảm thiết thực, minh bạch, vì quyền lợi học sinh.

Với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, dự thảo quy định rất chặt chẽ, bảo đảm tính minh bạch, khách quan. Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hoạt động dạy - học thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; công khai các môn học, thời lượng dạy thêm của từng môn; địa điểm, thời gian tổ chức; danh sách giáo viên dạy thêm, mức thu tiền học thêm.

Giáo viên trường công lập dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo hiệu trưởng về môn học, địa điểm, thời gian tham gia dạy thêm và cam kết hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm quy định…

“Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa đổi các quy định về dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, là hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để giáo viên tháo gỡ vướng mắc trong dạy thêm, tạo cơ hội để thầy cô được dạy thêm chính đáng dưới sự quản lý chặt chẽ của các cấp”, cô giáo Nguyễn Thùy Lê - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Trung Đô, thành phố Vinh nhìn nhận.

Dạy, học thêm xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của người học; giúp các em củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức; là cơ hội cho giáo viên có thể lao động, tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những hạn chế, tạo áp lực đối với một bộ phận học sinh và trở thành gánh nặng với không ít gia đình có con em độ tuổi đến trường.

Qua nắm bắt tại thành phố Vinh, mức giá trung bình cho mỗi buổi học thêm hiện nay dao động từ 70.000 - 100.000 đồng/buổi ở hầu hết các bậc học. Tuy nhiên, nếu học sinh học chuyên, học thêm Tiếng Anh hoặc ôn thi để lấy chứng chỉ ngoại ngữ, có lớp học giá mỗi buổi học thêm cho 1 học sinh là từ 150.000 - 200.000 đồng/buổi, mỗi lớp có thể lên đến 30 - 40 em.

Ngoài học thêm ở ngoài, việc dạy thêm, học thêm tại các trường cũng được hầu hết các trường học triển khai. Theo đó, với học sinh trung học cơ sở, học sinh thường học 3 môn là Văn, Toán, Tiếng Anh. Ở bậc trung học phổ thông, ngoài 2 môn chính là Toán, Văn, các học sinh có thể đăng ký các môn học theo các môn các em dự kiến thi tốt nghiệp để xét tuyển vào đại học.

Cần quản lý, giám sát chặt chẽ

Chú thích ảnh
Việc dạy thêm, học thêm được quản lý chặt chẽ sẽ nêu cao trách nhiệm của giáo viên và đảm bảo quyền lợi cho học sinh. 

Thực tế, nếu dạy thêm xuất phát từ sự tự nguyện, giúp người học phát triển phẩm chất, năng lực, nâng cao kiến thức, tránh được các tệ nạn xã hội học đường… nên được nhìn nhận dưới góc độ công bằng hơn. Ngược lại, nếu dạy thêm là ép buộc dưới mọi hình thức thì cần có những quy định rõ ràng để tạo dựng lòng tin của phụ huynh và tôn vinh được nghề dạy học, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.

相关内容
推荐内容