【ban xep hang bong da tbn】Nhật Bản là trung tâm trong chính sách châu Á của Mỹ

作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 11:14:54 评论数:
Đông Nam Á - Đích ngắm của Nhật Bản trong mục tiêu phục hồi kinh tế
Ứng viên Giám đốc CIA: Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất của Mỹ
Chính sách “Nước Mỹ trở lại” sẽ giúp Tổng thống Biden khôi phục vị thế của Mỹ?ậtBảnlàtrungtâmtrongchínhsáchchâuÁcủaMỹban xep hang bong da tbn
Nhật Bản là trung tâm trong chính sách châu Á của Mỹ

Trong quá trình Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá về bối cảnh sức mạnh toàn cầu (bao gồm cả Trung Quốc) và Nhà Trắng xem xét chiến lược an ninh quốc gia, chính quyền Biden cũng có thể cân nhắc lại chiến lược can dự Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, nhưng họ đã không làm như vậy. Chính quyền Biden vẫn tiếp tục thực thi chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) như chính quyền của người tiền nhiệm Donald Trump. Tuyên bố chung của cuộc gặp 2+2 gần đây giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Mỹ và Nhật Bản đã nhắc lại cam kết của Mỹ đối với FOIP và Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ (Quad), trong đó có Mỹ và Nhật Bản, vào giữa tháng 3/2021 cũng đã nhắc lại cam kết đó.

Khái niệm FOIP bắt nguồn từ chính Nhật Bản. Quay trở lại năm 2016, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là Shinzo Abe đã có bài phát biểu quan trọng tại một hội nghị ở Kenya, nơi ông tuyên bố rằng "Nhật Bản có trách nhiệm thúc đẩy sự hợp lưu của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và của châu Á và châu Phi, thành một khu vực coi trọng tự do, pháp quyền và nền kinh tế thị trường, không có vũ lực hoặc cưỡng ép, và giúp khu vực này trở nên thịnh vượng". Ngày nay, bài phát biểu đó được coi là sự mở màn của FOIP. Kể từ đó, các quốc gia khác đã chấp nhận FOIP hoặc một cái gì đó tương tự FOIP. Việc Tổng thống Biden tiếp tục thực thi FOIP chứng tỏ giá trị chiến lược và quy chuẩn mà Nhật Bản duy trì trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Chính quyền Biden cũng thu hút sự chú ý khi tham dự hội nghị đầu tiên giữa các nguyên thủ quốc gia của các nước thành viên nhóm Bộ Tứ. Cũng giống như FOIP, Nhật Bản có một vai trò quan trọng trong việc hình thành Bộ Tứ. Sau khi khởi đầu như một chiến dịch hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa sau trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, Thủ tướng Abe đã cố gắng biến Bộ Tứ thành một hội nghị mang tính chính thức hơn. Sau đó, ông đã đưa ra định hướng cho Bộ Tứ mà chúng ta thấy ngày nay trong một bài báo viết năm 2012 đề cập tới một "chiến lược mà theo đó Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và bang Hawaii của Mỹ tạo thành một viên kim cương để bảo vệ các lợi ích chung trên biển trải dài từ khu vực Ấn Độ Dương đến phía Tây Thái Bình Dương". Ý tưởng này cuối cùng đã được giữ vững vào năm 2017 sau những hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với Ấn Độ và Australia, và sau khi người dân Mỹ bầu ra một vị Tổng thống sẵn sàng chống Trung Quốc hơn. Việc Tổng thống Biden nỗ lực thúc đẩy hội nghị đầu tiên với các nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ sớm như vậy một lần nữa cho thấy tầm ảnh hưởng của tư duy chiến lược của Nhật Bản ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Vai trò trung tâm của Nhật Bản cũng xuất hiện trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin là đến Tokyo, và Tuyên bố chung 2+2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước tái khẳng định rằng quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ vẫn là nền tảng của hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là một tuyên bố mạnh mẽ về tầm quan trọng của Nhật Bản đối với chiến lược của Mỹ.

Quan trọng hơn, tuyên bố chung này đã chỉ trích các hành động của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát, và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư, đồng thời nhắc lại cam kết không thay đổi của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản. Đây là tranh chấp lãnh thổ duy nhất mà Mỹ tuyên bố rõ ràng rằng nước này sẵn sàng can dự.

Cuối cùng, tầm quan trọng của Nhật Bản xuất hiện trong chính sách Trung Quốc của chính quyền Biden. Mặc dù Nhật Bản không phải là nguyên nhân khiến chính quyền Biden đưa ra lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc nhưng tuyên bố 2+2 của hai nước đã sử dụng ngôn từ thẳng thừng một cách bất thường để mô tả thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối với khu vực này. Việc Mỹ quyết định nêu ra các quan ngại này với Nhật Bản là cực kỳ quan trọng. Những lời chỉ trích rõ ràng như vậy không có trong tuyên bố 2+2 mà Washington phát ra cùng với Seoul. Như một bài báo của New York Times đã lập luận, những lời chỉ trích công khai của Mỹ đối với Trung Quốc tiêu biểu cho cách tiếp cận mạnh mẽ mà Nhật Bản đã tìm kiếm trong nhiều năm qua.

Bộ trưởng Blinken khẳng định Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh để đối phó với Trung Quốc, mà ông gọi là "phép thử địa-chính trị lớn nhất trong thế kỷ XXI" của Mỹ. Điều này đòi hỏi phải hợp tác với các đồng minh và đối tác. Rõ ràng là cho đến nay, Nhật Bản dường như là một trong những quốc gia nằm trong danh sách ưu tiên của chính quyền Biden.