【kết quả bóng đá mexico 2】Doanh nghiệp thủy sản vướng mắc vì kiểm dịch
Chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Theo VASEP, việc quy định về kiểm dịch sản phẩm đông lạnh cũng chưa theo chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện nay. Hiện nay, các nước từ tiên tiến như Mỹ, EU, Nhật, Canada… đến các nước trong khu vực, hầu hết chỉ kiểm tra theo quy định chỉ tiêu về an toàn thực phẩm với sản phẩm thuỷ sản chế biến (đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, ướp muối).
Nhiều nước yêu cầu nước XK kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thực phẩm dành cho người) và cấp chứng thư sức khoẻ (Health Certificate) cho các lô hàng thuỷ sản chế biến XK sang nước họ, chứ không yêu cầu phải kiểm dịch với hàng thủy sản đông lạnh hoặc chế biến, đóng bao bì kín.
Một số nước như Australia, gần đây là Trung Quốc cũng chỉ yêu cầu kiểm một số chỉ tiêu dịch bệnh trên tôm đối với tôm đông lạnh nhập khẩu, áp dụng với một số dạng sản phẩm tôm “raw” đông lạnh (chưa hấp chín, hoặc chưa ướp tỏi) cho các chỉ tiêu dịch bệnh có thể lây lan trong môi trường nuôi của Australia. Các chỉ tiêu này gồm các virus gây bệnh trên tôm như virus gây hội chứng Taura, đầu vàng, đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính.
Với Việt Nam, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản không kiểm tra các chỉ tiêu bệnh dịch hay vệ sinh thú y đối với hàng thuỷ sản XK đi các thị trường, trừ một số chỉ tiêu virus gây bệnh trên tôm XK sang Australia và Hàn Quốc, chỉ kiểm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (vi sinh, cảm quan/ngoại quan theo Quyết định 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/11/2011 và các chỉ tiêu hóa học theo Quyết định 1471/QĐBNN-QLCL ngày 20/6/2012 của Bộ NN&PTNT).
Tuy nhiên, với sản phẩm thủy sản nhập khẩu, theo quy định của Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 2/2/2010 của Bộ NN&PTNT, sau đó được thay thế bởi một loạt thông tư thì cả sản phẩm thủy sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) đều thuộc danh mục phải kiểm dịch theo Luật Thú y.
Theo các doanh nghiệp, việc không rõ ràng phải kiểm soát “dịch bệnh” cho thủy sản và kiểm tra “an toàn thực phẩm” là sản phẩm là thực phẩm dùng cho người khiến danh mục hàng hoá phải kiểm dịch một cách không cần thiết ngày càng dài ra. Các doanh nghiệp thủy sản và VASEP hoàn toàn đồng ý cần kiểm dịch chặt chẽ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp đá, nhưng với các sản phẩm thực phẩm (dùng cho người) ở dạng chế biến (đông lạnh, chín, đóng bao bì kín….) hoặc chế biến sâu không thể mang và không có nguy cơ mang theo mầm bệnh và không thể gây ra lây lan dịch bệnh cho thủy sản trong môi trường xung quanh thì không cần thiết.
Những vướng mắc của các doanh nghiệp thủy sản nêu trên đã diễn ra trong suốt những tháng đầu năm 2021, VASEP cũng đã gửi công văn tới Bộ NN&PTNT kiến nghị không đưa các sản phẩm thủy sản chế biến (từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…), không có nguy cơ lây truyền dịch bệnh vào danh mục phải kiểm dịch theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh mà chịu kiểm tra theo quy định của Luật An toàn thực phẩm…/.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Mỹ áp dụng tiêu chuẩn mới trong quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em
- ·Thu giữ hơn 120kg pháo nổ trái phép
- ·Không đặt sức khỏe bản thân và tài sản vào bẫy tư vấn bệnh online
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Phú Thọ: Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm
- ·T&T Group và SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây nhà và điểm trường cho địa phương thiệt hại bởi lũ
- ·Hà Nội xử lý 1.669 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Tái diễn chiêu thức lừa đảo gọi điện báo tin con gặp nạn, người dân cần cảnh giác
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Cảnh báo: Giả danh shipper lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- ·Báo động hàng giả 'giấu mình' trong những kiện hàng nhỏ giao dịch qua TMĐT
- ·Chuyên gia cảnh báo: Cá sông hay cá biển nếu sống ở môi trường ô nhiễm đều dễ nhiễm thủy ngân
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·Thanh niên 20 tuổi nguy kịch sau khi tự điều trị ung thư theo kinh nghiệm dân gian
- ·Cột đo xăng dầu thiếu nhãn mác sẽ không đủ điều kiện kiểm định
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
- ·Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- ·Hà Nội triệt phá hàng ngàn vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả