游客发表
发帖时间:2025-01-12 12:16:51
Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương
Thechấtbxh hà lan eredivisieo phân tích của GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (VAFIE), vốn FDI đã thực sự làm “thay da đổi thịt” đời sống kinh tế - xã hội ở một số địa phương. Nếu miền Bắc có Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, thì miền Nam có Bình Dương với 75% giá trị sản xuất công nghiệp, 85% kim ngạch xuất khẩu đều từ vốn FDI.
Ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, vốn đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Cụ thể, năm 2016 lần đầu tiên Vĩnh Phúc thu ngân sách đạt 33 nghìn tỷ đồng, tăng 300 lần so với năm đầu thời kỳ mở cửa cách đây 20 năm, thu nhập bình quân 70 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.200 USD/người/năm), cao hơn mức bình quân của toàn quốc. Đồng thời, thu nội địa nhiều năm chỉ đứng sau Hà Nội (trong phạm vi miền Bắc). Tỷ trọng của các DN nước ngoài đóng góp vào xuất khẩu đạt trên 95%, sản phẩm “Made in Việt Nam” sản xuất tại Vĩnh Phúc có mặt tại 20 nước trên thế giới.
Ông Lê Duy Thành cho biết, không chỉ người dân, cộng đồng DN trên địa bàn Vĩnh Phúc cũng đã dần bắt nhịp với cuộc sống công nghệ. Bởi nếu thời gian trước đây, chỉ có một vài nhà cung cấp cho DN FDI nhưng chỉ là làm thùng bìa thôi. Nhưng hiện tại DN tham gia cung ứng cấp 1 xuất hiện rất nhiều. DN Việt Nam đã có những thay đổi về kinh nghiệm, công nghệ.
Ở một góc độ khác, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Vốn FDI không chỉ có sức mạnh lan tỏa làm gia tăng những giá trị kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nguồn ngân sách địa phương, mà còn là động lực chính giúp nền hành chính công ở địa phương đó tốt lên trông thấy. Xóa bỏ tình trạng thủ tục hành chính hành DN, hay quy định chồng chéo vô lý của các “giấy phép con”.
Nâng "chất" dòng vốn FDI cần chiến lược dài hơi
Giữ ý kiến trên, nhưng với quan điểm phản biện, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, sức lan toả giữa khối DN FDI và DN tư nhân còn chưa tốt. Cụ thể, hàng năm VCCI đã có các cuộc điều tra độc lập cho thấy các DN FDI chỉ mua khoảng 26,6% thiết bị đầu vào từ DN Việt, còn lại là nhập khẩu và nhập từ công ty mẹ. Lý giải về sự kém lan tỏa của nguồn vốn FDI, ông Đậu Anh Tuấn chỉ ra ba nguyên nhân: Một là, chất lượng nhân lực chưa đáp ứng; hai là, trình độ công nghệ và khả năng hấp thụ công nghệ; ba là, khoảng cách địa lý ảnh hưởng rất lớn.
Theo chủ trương lớn của Chính phủ, tới đây sẽ thành lập các đặc khu kinh tế, tuy nhiên nếu càng riêng biệt, khoảng cách địa lý xa xôi thì tính kết nối tương tác sẽ ít hơn, sức lan tỏa vốn FDI sẽ hạn chế. Trong khi đó, mặt bằng lương công nhân khối FDI phải trả đến 7,8 triệu/tháng/người. Như vậy, các DN nhỏ sẽ rất khó trả được mức lương tương ứng, điều này càng gia tăng khoảng cách cạnh tranh. Vì vậy, ông Tuấn kiến nghị Chính phủ cần nghiên cứu, soạn thảo các chính sách hỗ trợ cho cộng đồng DN trong nước.
Nhìn nhận bao quát hơn, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, muốn nâng chất dòng vốn FDI cần có chiến lược dài hơi bài bản. Cụ thể như chính sách FDI cần làm tốt vai trò liên kết giữa DN FDI với DN trong nước. Đặc biệt, coi trọng vai trò mối quan hệ giữa DN tư nhân và DN FDI, có như vậy mới giải quyết được “tính lan tỏa của vốn FDI”. Ngoài ra, mục đích của việc thu hút FDI cần hướng đến làm tăng năng lực cạnh tranh của DN trong nước, giúp DN trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chính phủ cũng cần có các chương trình hỗ trợ DN vừa và nhỏ nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tạo dựng liên kết sản xuất với khu vực FDI: Tập trung vào năng lực công nghệ; đào tạo nhân lực; năng lực thực thi hợp đồng; năng lực quản lý đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
Còn theo phân tích của ông Lương Văn Khôi, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, kinh nghiệm nâng chất dòng vốn FDI của Trung Quốc là tất cả các DN muốn vào quốc gia này đều buộc phải chuyển giao công nghệ cho DN trong nước và sử dụng các công ty trong nước. Đây là một hướng đi Việt Nam cần học tập./.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng năm 2017, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đã đạt mức kỷ lục, lên tới 25,48 tỷ USD, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, vốn giải ngân FDI cũng bất ngờ tăng mạnh, đạt 12,5 tỷ USD, tăng 13,4%. Ngoài ra, có 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tống giá trị góp vốn là 4,16 tỷ USD, tăng 64%. |
Đức Việt
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接