【ltd anh a】Tiến bộ công nghệ

tien bo cong nghe trong tam cua dien dan kinh te davos 2016

Diễn đàn Kinh tế Davos 2016 tại Thụy Sĩ.

Ngoài ra,ếnbộcôngnghệltd anh a những thách thức lớn về hòa bình, an ninh và các cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu cũng được đặt ra trong chương trình nghị sự của hội nghị.

Dự kiến tham gia diễn đàn Davos lần này sẽ có trên 2.500 người, bao gồm 1.500 lãnh đạo doanh nghiệp, hơn 50 người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, nhất là lãnh đạo các nước mới nổi như Trung Quốc, Nga, Brazil và Mexico; hơn 3/4 các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ cử lãnh đạo cấp bộ tham gia; các lãnh đạo của Google, Facebook, Microsoft, Alibaba, Baidu, Uber và Airbnb; đại diện của các tổ chức Phi Chính phủ (NGO) hàng đầu thế giới, các học giả, hàng trăm nhà báo và một số ngôi sao giải trí như Leonardo Di Caprio... Như vậy, có thể nói Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos năm 2016 sẽ là một sự kiện lớn của thế giới.

Bối cảnh thế giới của Diễn đàn Davos năm nay có nhiều khác biệt. Ngay từ đầu năm, thị trường tài chính và chứng khoán thế giới biến động mạnh, cùng với đó là một số cuộc khủng hoảng như khủng hoảng người di cư, nguy cơ chiến tranh ở Trung Đông, khủng hoảng sụt giảm giá dầu và nguyên liệu đầu vào, sự lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc… Ban tổ chức cũng đã rút lời mời Triều Tiên tham gia Diễn đàn do nước này vừa tiến hành các vụ thử bom hạt nhân bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Có thể nói Diễn đàn kinh tế Davos 2016 dự kiến sẽ dành trọng tâm đề cập đến các vấn đề: Thứ nhất, sự phát triển của cách mạng công nghệ và công nghệ kỹ thuật số, công nghệ sinh học, xe tự lái. Thứ hai, sự suy giảm tăng trưởng và các vấn đề liên quan kinh tế Trung Quốc. Thứ ba, cuộc khủng hoảng người tị nạn. Thứ tư, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan. Thứ năm, các vấn đề về biến đổi khí hậu.

Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chủ đề chính của diễn đàn năm nay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự tăng tốc của khoa học công nghệ đang làm thay đổi triệt để mô hình kinh doanh và hệ thống kinh tế thế giới. Vì thế, các đại biểu tại diễn đàn sẽ trao đổi, thảo luận về sự phát triển của robot, báo cáo về quan hệ giữa con người và máy móc; đồng thời nghiên cứu để giải quyết tất cả các vấn đề kinh tế và đạo đức xã hội, nhất là đối với các nước kém phát triển.

Cuộc khủng hoảng di cư

Cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu cũng sẽ là một chủ đề trung tâm của các cuộc thảo luận. Cuộc khủng hoảng Syria và sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng sẽ được bàn thảo với sự có mặt của đại diện cấp cao của Liên hợp quốc, các Bộ trưởng ngoại giao của Iran và Saudi Arabia, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ngoài ra, bên lề các cuộc thảo luận chính thức, các chính khách và chính trị gia cũng có thể gặp nhau trao đổi về các vấn đề an ninh trong bối cảnh hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại Paris hồi tháng 11-2015.

Tương lai của châu Âu

Mặc dù cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đã bước đầu được giải quyết nhưng tương lai của Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang bị đe dọa bởi khả năng nước Anh có thể ra khỏi khu vực này. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng di cư toàn cầu và làn sóng người tị nạn tràn ngập châu Âu đang làm gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng của chủ nghĩa dân túy trong tất cả nước EU.

Ngoài các vấn đề nói trên, có thể các đại biểu cũng sẽ đề cập tới những mối nguy hiểm bất ngờ, những nguy cơ toàn cầu mới trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến ngày một khó lường.

Cúp C2
上一篇:Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
下一篇:Đấu giá biển ô tô 30K