当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【c1 lượt về】Phát triển giao thông miền Trung: Huy động nhiều nguồn lực tạo bước đột phá

Bac Nam

Cao tốc Bắc - Nam phía Đông khi hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việc đưa vào khai thác một số công trình giao thông hiện đại là bước đột phá chiến lược giúp lượng khách du lịch tăng cao,áttriểngiaothôngmiềnTrungHuyđộngnhiềunguồnlựctạobướcđộtphác1 lượt về thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm tai nạn giao thông…

Nguồn vốn huy động bằng 30% tổng mức đầu tư toàn ngành

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể, Bộ GTVT luôn xác định phải huy động nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông miền Trung đảm bảo đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát triển kinh tế - xã hội cũng như tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy các vùng lân cận phát triển. Giai đoạn từ năm 2011 - 2020, nguồn vốn huy động đầu tư cho vùng đạt 304.706 tỷ đồng, tương đương 30% tổng mức đầu tư toàn ngành GTVT. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước bố trí cho vùng khoảng 167.575 tỷ đồng, tương đương 35% tổng mức vốn ngân sách nhà nước bố trí cho ngành GTVT. Tuy nhiên, việc chưa hình thành toàn tuyến cao tốc trong khu vực, cùng với các tuyến liên kết ngang chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu kết nối giữa các loại hình đường bộ, đường sắt, đường biển đã và đang tạo nên những "điểm nghẽn" về GTVT,...

Hiện tại, Bộ GTVT đã trình Chính phủ xem xét dự án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao. Nếu được Quốc hội thông qua thì sẽ hình thành một hệ thống đường sắt mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Tuyến đường sắt hiện nay sẽ được kết nối với các cảng biển và ưu tiên vận chuyển hàng hóa. Đường bộ cao tốc sẽ giải quyết rốt ráo các điểm nghẽn về giao thông và phát triển kinh tế - xã hội. Bộ GTVT sẽ phối hợp với các địa phương sớm hình thành những tuyến đường cao tốc này. Việc huy động thêm các nguồn lực khác nhau ở tùy từng dự án như vốn ngân sách, vốn các nhà đầu tư và nguồn vốn ODA sẽ từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông đồng bộ, liên thông.

4 phương án kết nối giao thông vùng

Phương án 1 sẽ triển khai các dự án kết nối vùng mang tính đột phá, nâng cao năng lực kết nối phương thức vận tải với nhu cầu 295.390 tỷ đồng. Phương án thứ 2 là bổ sung thêm các dự án có nhu cầu kết nối giữa các địa phương, khả năng nguồn lực có thể huy động ở mức lớn hơn (khoảng gần 378 nghìn tỷ đồng). Phương án 3 là đáp ứng đủ nhu cầu với vốn khoảng 408 nghìn tỷ đồng. Phương án thứ 4 là dựa trên đề xuất, ý kiến của các địa phương để xem xét, phân bổ nguồn lực.



Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang được triển khai. Còn khoảng 700 km đi qua miền Trung, Bộ GTVT đã tham mưu với Chính phủ cố gắng triển khai trong nhiệm kỳ 2012 – 2025 để có tuyến cao tốc nối thông từ Bắc tới Nam. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng chủ trương sẽ hoàn chỉnh một số tuyến trên đường Hồ Chí Minh để tạo thành các trục dọc cho sự phát triển. Thời gian tới, ngành GTVT ưu tiên tập trung giải quyết dứt điểm một số điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế; đầu tư hoàn thành các công trình có sức lan tỏa; phát triển hạ tầng giao thông đảm bảo tính đồng bộ, kết nối, liên thông giữa các loại hình vận tải, giữa các địa phương với vùng theo lộ trình hợp lý, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư.

4 phương án tháo gỡ “điểm nghẽn” giao thông miền Trung

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, hạ tầng giao thông khu vực miền Trung thời gian qua có sự đầu tư, nâng cấp nhưng phần lớn còn chưa kết nối, đồng bộ. Đặc biệt, chưa có sự kết nối tuyến cao tốc giữa Việt Nam với Lào, Campuchia; kết nối Đông - Tây còn khó khăn; kĩ thuật, chất lượng một số tuyến đường còn hạn chế như quốc lộ (QL)16, QL8, QL19... Nhiều cảng hàng không (CHK) đã khai thác vượt công suất thiết kế, chưa có trung tâm logistics hàng không; kết nối CHK Phù Cát còn hạn chế.

Đa số các cảng biển chưa có đường sắt kết nối, chưa có cảng cạn, logistics. Thậm chí kết nối giữa một số bến cảng như Tiên Sa, Quy Nhơn với hệ thống đường bộ còn hạn chế.

Bên cạnh đó, 1.462 km đường sắt Bắc - Nam qua khu vực chỉ có hệ thống ga đạt cấp 3, 4; chưa có tuyến đường sắt kết nối với Tây Nguyên. Một số ga trong trung tâm thành phố như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang nhưng không nằm trên tuyến chính; nhiều hầm đường sắt như Hải Vân, Khe Nét đã xuống cấp...

Trên cơ sở thực trạng nguồn lực và những dự án ưu tiên, 4 phương án kết nối giao thông vùng mang tính đột phá tháo gỡ các “điểm nghẽn” đã được đề xuất. Cụ thể: Phương án 1 sẽ triển khai các dự án kết nối vùng mang tính đột phá, nâng cao năng lực kết nối phương thức vận tải với nhu cầu 295.390 tỷ đồng. Giai đoạn từ 2021 - 2025 khoảng 165 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 130,8 nghìn tỷ đồng. Phương án thứ 2 là bổ sung thêm các dự án có nhu cầu kết nối giữa các địa phương, khả năng nguồn lực có thể huy động ở mức lớn hơn (khoảng gần 378 nghìn tỷ đồng). Phương án 3 là đáp ứng đủ nhu cầu với vốn khoảng 408 nghìn tỷ đồng. Phương án thứ 4 là dựa trên đề xuất, ý kiến của các địa phương để xem xét, phân bổ nguồn lực.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết thêm, với trục dọc, ưu tiên số một là đầu tư cao tốc Bắc - Nam phía Đông và một số tuyến thuộc đường Hồ Chí Minh. Còn liên kết ngang, sẽ có kết nối Đông - Tây nhưng phải kết hợp với các cảng biển lớn. Các tuyến đường ngang cần nối cửa khẩu với cảng biển bởi đây là nơi xuất nhập hàng hóa ra nước ngoài. Nếu liên kết ngang chỉ để đi lại thì không phát huy hết hiệu quả. Bộ GTVT sẽ nghiên cứu việc đưa đường ven biển vào đề án.

Về dự toán kinh phí, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu xem xét lại 5 lĩnh vực đường bộ, hàng hải, hàng không, đường thủy, đường sắt để có hướng điều phối hợp lý; phương án 3 có thể nâng lên 500 nghìn tỷ đồng.

Các địa phương cần linh hoạt, chủ động giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng. Nếu chỉ chờ vào ngân sách sẽ rất khó triển khai. Địa phương cần có phương án bố trí kinh phí thực hiện một số dự án giao thông quan trọng hợp lý, gắn kết vào các dự án lớn của địa phương, làm động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Phát biểu tại hội nghị phát triển kinh tế miền Trung mới đây, Thủ tưởng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ GTVT phải nghiên cứu, lập kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống giao thông kết nối miền Trung với Tây Nguyên, phải tính toán để tạo du lịch phát triển từ GTVT. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển bền vững, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và các điểm nghẽn về đất đai.

Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công thương cần nghiên cứu ưu tiên phát triển mạng lưới trung tâm logistics của vùng, hỗ trợ các địa phương phát triển năng lượng tái tạo. Bộ Khoa học và công nghệ nghiên cứu xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, khoa học công nghệ trong viện đào tạo, trường đại học, khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố, vùng, để trở thành hạt nhân phát triển ứng dụng khoa học công nghệ sáng tạo...

Trí Dũng - Văn Nam

分享到: