Ông Nguyễn Hoàng Linh phát biểu tại Hội thảo “Rà soát hàng hóa nhóm 2 và văn bản quy phạm pháp luật về thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu”Nỗ lực tháo gỡ rào cản cho DNVới việc hàng trăm sản phẩm hàng hóa các loại được đưa ra khỏi danh sách kiểm tra,ộKHCNđốithoạivớicácbộngànhnỗlựccắtgiảmdanhmụchànghóanhóuk88 top kiểm soát khi xuất nhập khẩu, doanh nghiệp (DN) sẽ giảm được một lượng lớn công việc về thủ tục giấy tờ và thiết thực hơn là giảm chi phí kiểm tra chất lượng. Chủ trương này được đánh giá là thiết thực để cải thiện môi trường kinh doanh, một trong những động thái rõ nét nhất nhằm gỡ những nút thắt đang tạo ra vướng víu cho DN. Bộ KH&CN là Bộ được Chính phủ giao chủ trì trong việc rà soát các mặt hàng thuộc nhóm 2 - hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Tuy nhiên hiện danh mục hàng hóa nhóm 2 được các bộ ngành quy định quá rộng, nhiều mặt hàng không thực sự có nguy cơ gây mất an toàn. Đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng như đại diện các bộ ngành đều thống nhất việc có nhiều sản phẩm hàng hóa không thực sự có nguy cơ gây mất an toàn bị xếp vào hàng hóa nhóm 2 đã gây khó khăn cho DN, với hiệp hội này các sản phẩm dệt may các loại vẫn bị xếp vào danh mục hàng hóa nhóm 2 thì chỉ tính riêng việc kiểm tra đối với hàng mẫu nhập khẩu cũng đã mất 1.5 triệu đồng/mẫu. Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, các DN Dệt may vướng nhất về quy định kiểm tra hàm lượng formandehyd đối với sản phẩm dệt may. "Chính cái đó đã làm cho DN tốn rất nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt trước khi thông quan DN bị kiểm tra cả những hàng mẫu khiến cho hàng hóa không đưa về nơi để sản xuất đúng thời hạn nên đã gây khó khăn cho DN rất nhiều", ông Cẩm nói. Theo các chuyên gia, hiện công tác kiểm tra chuyên ngành với những sản phẩm hàng hóa nhóm 2 còn gây khó khăn, gây tốn kém chi phí cho DN. Kiểm tra còn chồng chéo, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn nhiều trong khi chưa ban hành dầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chủ yếu kiểm tra bằng cảm quan và trên hồ sơ nên tỷ lệ phát hiện lô hàng vi phạm chỉ có 0,03%. Theo nhận định của chuyên gia độc lập - TS Hà Đăng Điển, đối với hàng hóa thì sẽ có những sản phẩm nằm trong danh giới nhóm 1 và nhóm 2, do đó những sản phẩm hàng hóa này tạm thời nên bỏ ra ngoài nhóm 2. Như vậy một mặt tạo điều kiện cho DN thuận lợi trong quá trình kinh doanh, mặt khác nếu các sản phẩm này vi phạm thì sẽ sử dụng những chế tài bắt buộc DN phải có trách nhiệm. Các chuyên gia cũng cho rằng, việc rà soát và loại bỏ khỏi danh mục các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 trong bối cảnh hiện nay là cần thiết với mục đích cuối cùng là cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện tối đa cho DN. Tuy nhiên, sau 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm sau khi đưa ra khỏi danh mục mà không thấy ổn thì hoàn toàn có thể đưa trở lại vào danh mục. Theo kết quả kiểm tra của Tổ công tác của Chính phủ về kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể như chưa có quy chuẩn kỹ thuật để quản lý hàng hóa nhóm 2, không rõ biện pháp quản lý, một sản phẩm nhưng phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan thẩm quyền khác nhau... điều đó đã gây khó khăn và ách tắc cho DN. |