您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch đá c1 hôm nay】BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài tại Việt Nam: Không làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp 正文

【lịch đá c1 hôm nay】BHXH bắt buộc với lao động nước ngoài tại Việt Nam: Không làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp

时间:2025-01-09 23:35:24 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Theo Luật BHXH năm 2014, từ 1/1/2018 NLĐ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đóng BHXH bắt buộc.Thực h lịch đá c1 hôm nay

t20

TheắtbuộcvớilaođộngnướcngoàitạiViệtNamKhônglàmphátsinhchiphícủadoanhnghiệlịch đá c1 hôm nayo Luật BHXH năm 2014, từ 1/1/2018 NLĐ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đóng BHXH bắt buộc.

Thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với người lao động (NLĐ) nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cơ sở để triển khai các hiệp định song phương về BHXH với các nước và không hề làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp (DN).

Lao động nước ngoài đóng BHXH bằng 8% lương

Luật BHXH năm 2014 đã bổ sung quy định, từ ngày 1/1/2018, mở rộng đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, đối tượng áp dụng “là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.

Theo dự thảo nghị định hướng dẫn một số điều của Luật BHXH, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên sẽ phải đóng BHXH bắt buộc. Các chế độ BHXH bắt buộc gồm 5 chế độ: Ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp - tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất. Tiền lương tháng tính đóng BHXH gồm: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định. Hàng tháng, NLĐ nước ngoài sẽ đóng BHXH với mức đóng 8% lương vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người sử dụng lao động nước ngoài phải đóng tối đa bằng 18% tháng lương trả cho NLĐ, gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; tối đa 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Trước những kiến nghị của một số hiệp hội DN nước ngoài đề nghị tạm hoãn thi hành điều khoản này của Luật BHXH, chờ khi Việt Nam và các nước ký hiệp định song phương mới triển khai chính sách, ông Nam cho rằng, hai chính sách này hoàn toàn độc lập nhau. Theo đó, hiệp định song phương được xây dựng trên nền tảng cơ sở là các quy định pháp lý của Việt Nam có quy định điều chỉnh đối với đối tượng là lao động nước ngoài và ngược lại, để khắc phục việc đóng trùng bảo hiểm, tiến tới bảo lưu các quyền lợi BHXH ở cả hai quốc gia mà NLĐ tham gia và cộng gộp thời gian để tính quyền lợi cao hơn cho NLĐ.

Hai là, việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được đánh giá tác động, cân nhắc trong quá trình xây dựng Luật BHXH. Ông Nam cho biết, vào tháng 3/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến chính thức về nội dung này là vẫn triển khai chính sách. Rất nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... cũng lựa chọn loại hình BHXH bắt buộc đối với lao động nước ngoài, theo đó, NLĐ tới các quốc gia khác làm việc thì sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật BHXH của quốc gia đó. Việc quy định thực hiện BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng; phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Tổ chức Lao động quốc tế. Cũng theo BHXH Việt Nam, theo quy định của một số nước thì việc áp dụng BHXH đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, cũng sẽ mở ra cơ hội cho NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được tiếp cận thêm các chế độ BHXH của quốc gia mà NLĐ đến làm việc.

Không làm phát sinh chi phí của DN

Về nội dung thực hiện BHXH bắt buộc đối với NLĐ nước ngoài tại Việt Nam, nhiều DN cho rằng đây là một quy trình mới làm gia tăng chi phí của DN. Tuy nhiên, ông Nam khẳng định: "Việc thực hiện chính sách này không hề làm phát sinh chi phí của DN, mà còn đảm bảo sự bình đẳng giữa sử dụng lao động trong nước với sử dụng lao động nước ngoài".

Giải thích cho điều này, ông Nam cho rằng, lý do thứ nhất không làm phát sinh chi phí là, theo quy định của Bộ luật Lao động, đối với các đối tượng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, trách nhiệm của DN là phải chi trả trong cùng kỳ lương mức chi phí tương tự như khoản có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động. Trước đây, với NLĐ không bắt buộc đóng BHXH, DN chi trả vào tiền lương để người lao động tự lo liệu bảo hiểm đối với cả lao động Việt Nam và lao động nước ngoài. Còn khi triển khai chính sách này, thay vì chuyển trả vào lương cho người lao động thì DN sẽ chuyển trả vào Quỹ BHXH và quỹ sẽ đứng ra đảm bảo các quyền lợi cho người lao động trong các quan hệ lao động khi NLĐ gặp các rủi ro do ốm đau, tai nạn... "Do đó, hoàn toàn không phải là trước đây không phải đóng, bây giờ phải đóng thì sẽ làm tăng chi phí của DN", ông Nam nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nam, hiện nay Việt Nam đã hoàn tất đàm phán hiệp định song phương về BHXH với Đức, Hàn Quốc và hiện nay đang triển khai đàm phán với Nhật Bản. “Trong xây dựng dự thảo nghị định, chúng tôi có thiết kế để làm sao đảm bảo một lộ trình hợp lý cho các DN có thể tiếp cận dần với các quy định, các chế độ mới và lộ trình thực hiện. Trong đó, trước mắt ưu tiên 3 chế độ ngắn hạn thuộc trách nhiệm đóng của chủ lao động, với tỷ lệ đóng cũng rất tương đối, 3,5% trong giai đoạn đầu (bao gồm: 3% vào ốm đau thai sản, 0,5% vào tai nạn bệnh nghề nghiệp)”, ông Nam chia sẻ.

Đồng thời, lộ trình được đề xuất để thực hiện tỷ lệ đóng này là đến năm 2020 hoặc 2022, với mục đích từ nay đến thời điểm đó Việt Nam sẽ sớm hoàn tất các hiệp định song phương về BHXH với các nước. Ông Nam cũng cho biết, trong thời gian tới đây, Chính phủ sẽ ban hành nghị định về quy định này để đảm bảo việc thực hiện chính sách linh hoạt phù hợp với đối tượng lao động nước ngoài.

Mai Lâm