Theăngcướket qua lileo các nhà mạng lý giải, việc tăng giá cước 3G lần này đã được Cục Viễn thông, Bộ Thông tin - Truyền thông, chấp thuận. Tuy nhiên trước đó, cơ quan này cho biết các nhà mạng sẽ được tăng mức cước trung bình lên 20%, thời điểm tăng do nhà mạng tự quyết định. Vậy mức tăng hơn 40% của các nhà mạng có vượt giới hạn cho phép của cơ quan quản lý hay không?
Bản thân các nhà mạng cho rằng có gói cước tăng cao hơn 20% nhưng có gói tăng thấp hơn nên tính trung bình vẫn ở mức cho phép của Cục Viễn thông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết những người đang sử dụng thiết bị di động như điện thoại di động (ĐTDĐ), máy tính bảng phần lớn đều đăng ký gói cước không giới hạn dung lượng. Sinh viên, học sinh cũng là đối tượng có nhu cầu truy cập internet bằng ĐTDĐ hay thông qua máy tính kết nối di động bằng sim 3G…nhiều. Vì vậy có thể hiểu vì sao hai gói cước trên có mức điều chỉnh cao nhất.
Có hai dấu hiệu rõ ràng để đặt nghi vấn về việc thỏa thuận giá trong vụ tăng cước 3G.
Ông Phạm Tiến Thịnh - một chuyên gia về viễn thông - cho rằng, việc tăng giá cước 3G mức cao nhất đến hơn 40% là quá nhiều. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đại đa số người dùng Việt Nam (VN), đặc biệt là sinh viên - học sinh, đối tượng cần được tạo điều kiện để tiếp cận thông tin nhiều nhất. Giá cước 3G của VN hiện đang thấp hơn nhiều nước nhưng mức thu nhập bình quân trên đầu người của VN cũng thấp hơn nhiều nước. Vì vậy khó có thể nói rằng cước 3G của Việt Nam là thấp nhất thế giới để tăng cước.
VN hiện có tổng cộng 6 mạng viễn thông đã đi vào hoạt động nhưng 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone và MobiFone chiếm tới 95% thị phần viễn thông cả nước. Riêng trong lĩnh vực 3G ước tính 3 nhà mạng này chiếm đến 99% thị phần. Như vậy việc cùng nhau tăng cước vào một thời gian và mức cước giống nhau cho thấy người tiêu dùng không còn sự chọn lựa nào khác nếu vẫn muốn sử dụng 3G.
TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nhận định: Hiện tượng 3 nhà mạng lớn nhất, chiếm gần 100% thị trường viễn thông cùng lúc tăng giá cước 3G là dấu hiệu của việc bắt tay liên kết thỏa thuận giá dịch vụ. Đây là dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác khi bắt tay liên kết thỏa thuận giá. TS Ngô Trí Long nhấn mạnh, cơ quan chức năng như Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) và Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cần nhanh chóng vào cuộc điều tra. Phải làm rõ việc các nhà mạng dựa vào cơ sở nào để tăng giá và liệu có liên kết tăng giá hay không.
Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, có hai dấu hiệu rõ ràng để đặt nghi vấn về việc thỏa thuận giá trong vụ tăng cước 3G. Đó là cả 3 nhà mạng đang ở vị trí thống lĩnh tăng giá cùng một thời điểm. Vì vậy, Cục Quản lý cạnh tranh phải lập tức yêu cầu các nhà mạng này giải trình, tiến hành điều tra về dấu hiệu thỏa thuận giá dịch vụ.
Luật Cạnh tranh đã quy định, trong 3 hành vi hạn chế cạnh tranh gồm lạm dụng vị trí thống lĩnh, thỏa thuận và thông đồng thì thỏa thuận là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất. Các doanh nghiệp bắt tay nhau thỏa thuận giá để móc túi người tiêu dùng không phải là chuyện mới ở VN. Năm 2010, 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã bị xử phạt do có hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi cùng tăng phí bảo hiểm, ép khách hàng. 19 doanh nghiệp vi phạm này chiếm đến 99,79% thị phần bảo hiểm vật chất ô tô ở VN. Sau khi bị điều tra, 19 doanh nghiệp bị xử phạt khoảng 1,7 tỉ đồng và 100 triệu đồng phí xử lý vụ việc.
Duy Anh (tổng hợp)
顶: 52632踩: 23482
【ket qua lile】Tăng cước 3G
人参与 | 时间:2025-01-25 04:30:16
相关文章
- iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- The valuable document about Hue architectural heritage
- 2 nữ sinh trả lại 20 triệu đồng cho người đánh rơi được tuyên dương
- Đào tạo nghề thêu, tạo sinh kế giúp bà con dân tộc ổn định cuộc sống
- Tạm giữ 17 con bạc
- The childhood river in Dang Mau Tuu's painting
- Cục Hàng không Việt Nam đề xuất tăng giá một số dịch vụ hàng không
- An original painting of Emperor Ham Nghi to be displayed
- Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- Phong, Trung, and passion for digitizing photos of heritage
评论专区