游客发表

【đội hình sassuolo gặp lazio】Cần tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, giáo dục

发帖时间:2025-01-10 02:01:01

YT

Đây là ý kiến của đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (TP.HCM) trong cuộc trao đổi với PV TBTCVN về giải pháp cho ngân sách,ầntínhđúngtínhđủgiádịchvụytếgiáodụđội hình sassuolo gặp lazio bên lề phiên họp thảo luận về tình hình ngân sách chiều 3/11.

PV: Trong phiên họp ngày 3/11, các đại biểu đã thảo luận rất nhiều về những khó khăn của ngân sách hiện nay. Theo ông, để giải bài toán thu chi ngân sách, cũng như cải thiện chính sách tài chính công hiện nay, chúng ta cần có giải pháp gì?

Đại biểu Trần Du Lịch: Theo tôi, để giải quyết tận gốc vấn đề, cần có giải pháp căn cơ, tránh tình trạng giật gấu vá vai hiện nay. Muốn vậy, phải có cải cách một cách căn bản về ngân sách trên ba giác độ. Một là cải cách nguồn thu. Phải chuyển dần từ thuế gián thu sang thuế trực thu, cơ cấu những nguồn thu ổn định.

Ví dụ, kỳ trước tôi đề nghị phải tính toán thuế bất động sản đối với những người có 2, 3 căn nhà ở đô thị, để chính quyền các đô thị có ngân sách. Đây là cách áp dụng như các nước, nhưng phải đi từ từ. Hai là về cơ cấu chi, không thể chấp nhận tình trạng thu chỉ đủ chi thường xuyên, còn đầu tư, trả nợ phải đi vay, như vậy ngân sách không thể ổn định.

Để giảm chi thường xuyên, trước hết phải tinh giản bộ máy, qua đó giảm chi về lương. Với bộ máy hiện nay, ngân sách không thể kham được. Đối với đơn vị sự nghiệp về y tế, giáo dục, phải thay đổi hoàn toàn cơ chế quản trị. Tại sao lâu nay chúng ta càng xã hội hóa, chi phí lại càng cao? Người có tiền, không có tiền đều không thỏa mãn, không được hưởng thụ như mong muốn.

Ví dụ, về y tế, Nhà nước nên lo y tế dự phòng, còn các bệnh viện quản lý theo định chế công, phi lợi nhuận, tính đúng tính đủ chi phí. Nhà nước trợ cấp cho người nghèo thông qua cấp BHYT, với BHYT họ được khám chữa bệnh như mọi người. Còn người có tiền sẽ tự mua bảo hiểm, hoặc tự trả phí. Như vậy ai cũng thỏa mãn và chi ngân sách không tăng.

Tương tự với hệ thống giáo dục đại học, cứ tính đủ chi phí, đạt chất lượng tốt, ai học thì trả tiền. Còn Nhà nước mỗi năm giao cho trường cấp học bổng, ưu đãi cho bao nhiêu học sinh nghèo thì Nhà nước trả từng ấy. Như vậy, chúng ta còn lo tăng chi nữa.

PV: Lâu nay, việc cân đối thu chi ngân sách giữa trung ương và địa phương luôn là bài toán khó. Địa phương nào cũng muốn được tăng chi trong khi ngân sách trung ương có hạn. Theo ông, nên giải quyết bài toán này thế nào?

Cần tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, giáo dục
Chúng ta chưa phú quý mà đã sinh lễ nghĩa. Địa phương nào cũng muốn hiện đại, đẹp đẽ, lễ lạt nhiều… nhưng người dân không cảm thấy phú quý chút nào   ĐB Trần Du Lịch

Đại biểu Trần Du Lịch: Hiện nay thu ngân sách gồm có 3 khoản, khoản 100% của trung ương, khoản phân chia giữa trung ương và địa phương, và khoản 100% của địa phương.

Như vậy chúng ta nên ổn định tỷ lệ chia, mỗi địa phương, mỗi năm sẽ biết tổng thu của họ là bao nhiêu. Phần tổng thu đó giao cho hội đồng nhân dân quyết định để lo việc của địa phương. Khi cân đối, địa phương đó thiếu bao nhiêu thì khi Quốc hội bàn sẽ quyết định cấp ngân sách trung ương cho địa phương là bao nhiêu, dùng vào việc gì, như y tế, giáo dục, giao thông… có địa chỉ rõ ràng. Còn lại, địa phương muốn xây trụ sở, muốn chi gì khác thì tự lo.

Còn hiện nay, chúng ta đang làm ngược, cân đối chi trước rồi mới tính chỗ này giữ lại 100%, chỗ kia giữ lại 40%, tức là tính phần chi trước. Để khắc phục, chúng ta phải làm ngược lại quy trình này.

PV: Hiện nay, mới có 13 địa phương có điều tiết về ngân sách, áp dụng cơ chế này liệu có khó khăn với các địa phương nhỏ không, thưa ông?

Đại biểu Trần Du Lịch: Tất cả các địa phương đều phải áp dụng, có tiền hay không tiền đều phải tính mức thu trước thì mới cân đối. Địa phương nào thiếu ta sẽ tính từng địa phương, trung ương bù cho cái gì.

Còn bây giờ hòa chung hết, địa phương đưa vào mọi loại chi, cả chi làm trụ sở cộng vào, cuối cùng không còn ai tự chủ, không khuyến khích địa phương tăng thu. Như tôi đã nói, các khoản chi như xây dựng trụ sở không phải là xây dựng cơ bản, là chi đầu tư mà là chi tiêu dùng nhiều lần. Tiêu dùng mà gọi là đầu tư nên chúng ta đã vung tiền.

Phải thay đổi ngay từ những cách chi như vậy. Thay đổi quy trình ngân sách sẽ làm tăng tính tự chủ của địa phương.

PV: Như vậy liệu có lo chuyện địa phương chi chưa đúng mục đích cần thiết, sau đó có vấn đề cần thiết phải chi như an sinh xã hội, đầu tư thì trung ương lại phải lo không?

Đại biểu Trần Du Lịch: Hiện nay, có 50 địa phương được cấp bù, khi tính khoản cấp bù đó, nên cho địa phương được ổn định trong 5 năm, và địa phương phải tính cách tăng thu để có khoản tự chủ cao hơn. Với cơ chế đó, những vấn đề như lương cán bộ phường, xã địa phương phải tự lo, nếu để bộ máy nhiều quá thì lương ít. Còn khi Quốc hội bàn là tính trung ương trợ cấp cho những khoản nào, rất minh bạch.

Thế giới không có Quốc hội nào bàn chuyện lương của nhân viên phường, xã, đó là chuyện của địa phương. Nếu địa phương vung tay quá trán thì cắt chi trợ cấp, để người dân phải có ý kiến với địa phương, Nhà nước sẽ không bao cấp hết. Phải để địa phương chịu trách nhiệm với dân, nhất là với cơ chế mới của hội đồng nhân dân hiện nay .

Còn như hiện nay, chúng ta chưa phú quý mà đã sinh lễ nghĩa. Địa phương nào cũng muốn hiện đại, đẹp đẽ, lễ lạt nhiều… nhưng người dân không cảm thấy phú quý chút nào.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Hoàng Yến

    热门排行

    友情链接