【nhận định west ham vs chelsea】Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá
Mua sắm vật tư y tế là một trong những lĩnh vực dễ xuất hiện tiêu cực. |
PV:Dịch vụ thẩm định giá ngày càng phát triển, bên cạnh những đóng góp quan trọng của ngành nghề kinh doanh này, vẫn còn hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, cố tình làm sai lệch kết quả nhằm tư lợi cá nhân. Ông nhận định về điều này như thế nào?
Ông Nguyễn Anh Tuấn:Dịch vụ thẩm định giá (TĐG) góp phần tiết kiệm chi tiêu trong đầu tư mua sắm tài sản, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, của các nhà đầu tư, các bên liên quan tham gia giao dịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, minh bạch quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường.
Ông Nguyễn Anh Tuấn |
Bên cạnh những đóng góp tích cực, cũng đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực, một số doanh nghiệp TĐG, thẩm định viên về giá hành nghề (có tính chất cá nhân) đã cố tình vi phạm tiêu chuẩn đạo đức hành nghề, vi phạm tiêu chuẩn TĐG Việt Nam, thông đồng với khách hàng làm sai lệch kết quả TĐG; nhất là trong việc TĐG phục vụ cho việc đấu thầu mua sắm, đặc biệt mua sắm thiết bị vật tư y tế, giáo dục. Một số thẩm định viên đã bị khởi tố liên quan đến hoạt động nghề nghiệp.
Các sai phạm trên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan, đó là do hệ thống pháp luật đôi khi còn chồng chéo, chưa đồng bộ. Thông tin về thị trường tài sản, hàng hóa, dịch vụ còn hạn chế, ít công khai và minh bạch. Khách hàng TĐG cung cấp thông tin về tài sản TĐG chưa trung thực và đầy đủ. Việc thực hiện đấu thầu/đấu giá có nhiều quy định còn thiếu tính minh bạch, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.
Về chủ quan, chủ yếu do việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp TĐG, nhất là tình trạng móc ngoặc, thông đồng với khách hàng TĐG là chủ đầu tư để làm sai lệch kết quả TĐG; cạnh tranh không lành mạnh.
PV:Ông đã rất thẳng thắn khi chia sẻ những hạn chế trong lĩnh vực này. Vậy ông nhận định ra sao khi có ý kiến cho rằng, tốt nhất cần đơn vị kiểm toán vào hậu kiểm tất cả các kết quả TĐG mà DNTĐG làm phục vụ công tác đấu thầu và một số hoạt động mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước?
Ông Nguyễn Anh Tuấn:Tôi cho rằng, nhận định trên chưa thật sự thỏa đáng, bởi vì một số nguyên nhân. Cụ thể, Luật Giá 2012 quy định: TĐG là việc cơ quan, tổ chức có chức năng TĐG xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn TĐG.
Hoạt động TĐG được thực hiện theo nhu cầu khách hàng, kết quả TĐG có giá trị để tư vấn cho khách hàng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về giá. Các giao kết giữa DNTĐG với khách hàng đã được điều chỉnh bằng Bộ luật Dân sự, hoạt động TĐG được điều chỉnh bởi Luật Giá và tiêu chuẩn TĐG.
Đã có 352 doanh nghiệp được cấp phép thẩm định giá Hoạt động nghề thẩm định giá (TĐG) thường xuyên được củng cố trên các phương diện, nhất là khi Luật Giá được ban hành năm 2012. Từ 44 doanh nghiệp và 184 thẩm định viên về giá năm 2009, đến thời điểm hiện nay cả nước có 352 doanh nghiệp với 1.700 thẩm định viên được Bộ Tài chính cấp thẻ, đủ điều kiện đăng kí hành nghề TĐG tại các doanh nghiệp thẩm định giá. |
Nếu giao kiểm toán độc lập thì bản thân kiểm toán độc lập cũng là một nghề độc lập với nghề TĐG và cũng là một hoạt động dịch vụ tư vấn, nên không thể hoạt động tư vấn này kiểm toán hoạt động tư vấn khác. Hơn nữa TĐG là hoạt động có tính chuyên môn nghiệp vụ sâu, am hiểu pháp luật, am hiểu thị trường, có kỹ năng chuyên môn về kiến thức kinh tế tổng hợp rất khác với lĩnh vực chuyên môn của kiểm toán độc lập và kiểm toán độc lập không có khả năng thực hiện được.
Nếu Kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán kết quả TĐG, theo quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo quy định tại Luật Kiểm toán Nhà nước, thì bản thân Kiểm toán Nhà nước cũng tôn trọng kết quả TĐG nếu kết quả TĐG phù hợp với quy định pháp luật về TĐG. Mặt khác hoạt động TĐG cũng chỉ là dịch vụ tư vấn cho việc định giá của cơ quan hoặc người có thẩm quyền định giá. Khoản 1 Điều 32 Luật Giá cũng đã xác định rõ: Kết quả TĐG được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
Đồng thời, khoản 5 Điều 1 Nghị định số 12/2021/NĐ-CP của Chính phủ cũng xác định: Khi phát sinh tranh chấp về kết quả TĐG giữa DNTĐG và khách hàng TĐG, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo các hình thức: thương lượng, hòa giải trên cơ sở những cam kết đã ghi trong hợp đồng TĐG; giải quyết bằng trọng tài thương mại; khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người quyết định giá là các cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản, kết quả TĐG chỉ mang tính chất tư vấn. Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là thẩm định viên và DNTĐG không có trách nhiệm trong hoạt động tư vấn của mình, Luật Giá cũng đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên và DNTĐG đối với hoạt động tư vấn của mình; trường hợp vi phạm quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
PV: Như ông vừa nói, các thẩm định viên và DNTĐG phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Tuy nhiên, để tiếp tục quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động này, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có những biện pháp gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Tôi cho rằng, các sai phạm trên rất cần các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời để loại ra khỏi cộng đồng các DNTĐG và thẩm định viên về giá hành nghề, làm cho hoạt động nghề được lành mạnh hơn.
Nhằm kịp thời ngăn ngừa và ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra, cơ quan quản lý nhà nước đã hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao điều kiện đối với hoạt động cung cấp dịch vụ TĐG. Gần đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm siết chặt hoạt động nghề, nâng tiêu chuẩn người đại diện pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp và thẩm định viên về giá hành nghề.
PV: Xin cảm ơn ông!
Hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật TĐG được thực hiện hàng năm Bên cạnh đó, thông qua hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật TĐG được thực hiện hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước luôn kịp thời có văn bản chấn chỉnh đối với các DNTĐG thực hiện nghiệp vụ của mình; xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực TĐG và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Ngoài các biện pháp nêu trên, hằng năm Bộ Tài chính thường xuyên tổ chức Hội nghị thường niên Giám đốc các DNTĐG nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, mặt còn tồn tại, hạn chế và phổ biến những quy định mới; đẩy mạnh triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, hỗ trợ nghề TĐG có nguồn thông tin tham khảo tin cậy và có hệ thống, nâng cao chất lượng TĐG. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp có tính dài hạn nhằm quản lý chặt chẽ hơn việc kinh doanh dịch vụ TĐG và hành nghề TĐG của các doanh nghiệp. Chúng tôi đang nghiên cứu sửa đổi Luật Giá, tiếp tục củng cố, kiện toàn hoạt động TĐG. Cụ thể, cơ quan quản lý hoàn thiện các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ TĐG. Đồng thời, Bộ Tài chính chú trọng xây dựng nội dung cập nhật kiến thức cho thẩm định viên về giá, đặc biệt tiếp tục các nội dung cập nhật nhằm nâng cao đạo đức hành nghề TĐG; củng cố và hoàn thiện việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá làm cơ sở tham chiếu khi thực hiện định giá, cũng như TĐG. |
相关推荐
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Tướng Mỹ thừa nhận khả năng tình báo đánh giá sai sức mạnh quân sự Nga
- Hội thảo quốc gia về đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân
- Thủ tướng Pakistan bị bãi nhiệm
- Ðại tá từ du kích
- Tâm điểm cuộc họp OPEC+: Kịch bản nào cho giá dầu?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại từ hàng quá cảnh, chuyển cảng
- Giá mít Thái hôm nay ngày 6/10/2023: Đi ngang, mít Nhất 24.000 đồng/kg