Người tiêu dùng là động lực khôi phục nền kinh tế ASEAN. Ảnh minh họa: Reuters/Tuổi trẻ Online
Động lực cho điều này là thói quen mua hàng của người tiêu dùng ASEAN,ườitiêudùnglàđộnglựckhôiphụcnềnkinhtếket qua ty so ngoai hang anh cũng như tình yêu lớn cho truyền thông xã hội và công nghệ.
Với trình độ tiếng Anh cao, đặc biệt là đối với người dân ở những thành phố lớn, người tiêu dùng ASEAN đặc biệt có thể dễ dàng thích nghi với những vấn đề toàn cầu. Do đó, tương đương với mức trung bình trên toàn cầu, gần 50% người tiêu dùng ASEAN nhất trí rằng thói quen mua sắm của mình chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi của thế giới xung quanh thông qua những thay đổi về kinh tế, xã hội hoặc nhân khẩu học trong xã hội. Đây là kết luận được đưa ra trong một khảo sát COVID-19 từ Global Data được thực hiện trên 26.000 người trên toàn cầu, trong đó bao gồm 3.500 câu trả lời nhận về từ người dân thuộc 5 nền kinh tế hàng đầu ASEAN là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Singapore.
Mua sắm thông qua các nền tảng truyền thông xã hội
Internet là kênh dẫn để cư dân ASEAN theo dõi tình hình toàn cầu và các nền tảng truyền thông xã hội toàn cầu là các kênh chính để người dân khu vực đưa ra lựa chọn. Như công dân toàn cầu, gần 40% người dân ASEAN có xu hướng mua những sản phẩm được quảng cáo trên truyền thông xã hội.
Điều này đặc biệt đúng khi nhắc đến lĩnh vực ăn uống. So với công dân toàn cầu, số lượng người dân ASEAN tự coi mình là “tín đồ ăn uống” cao hơn 50%. Đồng thời, lượng người dân ASEAN cho rằng mình cảm thấy hài lòng khi thưởng thức đồ ăn uống với màu sắc khác thường cũng cao hơn gấp đôi so với người dân nước khác.
Sau nhiều tuần được giảm tải lượng công việc do cách ly xã hội, thay vào đó là tăng thời gian theo dõi, nghiên cứu thông tin trên các phương tiện truyền thông, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm hoàn toàn có thể hy vọng rằng sẽ có nhiều người dân Đông Nam Á quay trở lại các trung tâm thương mại và bắt đầu mua sắm tăng cường sau dịch.
Nhiệt tình với công nghệ mới
Đông Nam Á từ lâu đã nổi tiếng là khu vực tích cực tiếp thu và lĩnh hội công nghệ mới cao nhất trên thế giới, cao hơn 50% so với mức trung bình toàn cầu. Tuy thuộc vào mức độ tiên tiến của sản phẩm công nghệ mà người dân khu vực sẽ đưa ra những lựa chọn mua sắm khác nhau.
Trong một nhận định, các chuyên gia cho rằng khi chuẩn bị cho các đợt dịch tiếp theo, người tiêu dùng ASEAN luôn sẵn sàng đảm bảo rằng những sản phẩm công nghệ mới nhất có thể giúp phục vụ nhu cầu của họ. Cụ thể, số người sẵn sàng tiếp nhận các đơn hàng trực tuyến vận chuyển bằng máy bay không người lái hoặc xe tự trị ở ASEAN ghi nhận cao hơn 50% so với phần còn lại của thế giới và số người đồng ý trải nghiệm sáng tạo đồ ăn bằng máy in 3D cũng cao hơn 60%.
Đan Lê(Lược dịch từ The ASEAN Post)