游客发表
发帖时间:2025-01-25 14:45:50
Trăm sự nhờ… trụ
Khả năng phục hồi thật sự của VN-Index hoàn toàn phụ thuộc vào nhóm cổ phiếu lớn mà phần nào thể hiện qua chỉ số HSX30. Tuần này VN-Index chỉ tăng được 0,ứngkhoánBagiảmhaităngthịtrườngđuốisứngoại hạng anh đêm qua4% và HSX30 tăng 0,8%. Nếu như các cổ phiếu lớn vẫn duy trì được phong độ tốt, thị trường có thể phục hồi mạnh hơn.
Điều bất lợi là thị trường lại không chiều lòng người, phiên cuối tuần rất nhiều cổ phiếu lớn sụt giảm mạnh. Bản thân VN-Index giảm 0,75% nhưng HSX30 giảm 0,8%. Sức ép giảm giá là quá lớn đối với những cổ phiếu đáng lẽ phải là trụ chống đỡ cho chỉ số.
Ảnh hưởng tệ nhất là VNM, cổ phiếu đã giảm 1,25%. VNM giảm cũng một phần mang yếu tố kỹ thuật vì đang tiến sát tới đỉnh cao cũ trong lịch sử ở mức 162.000 đồng. Nhà đầu tư nước ngoài dường như hài lòng với mức tăng giá mạnh của VNM, đang bán ra mạnh mẽ.
Bộ đôi cổ phiếu lớn thứ hai thị trường là VCB và GAS hôm nay giằng co nhau, nhưng GAS chỉ tăng 0,86% trong khi VCB giảm 1,82%. Vốn hóa của VCB vẫn lớn hơn GAS tới 29%, tương đương khoảng 31.900 tỷ đồng. Vì thế dù GAS có tăng nhẹ, sức ảnh hưởng cũng là chưa đủ.
Trong số 5 cổ phiếu vốn hóa lớn kế tiếp bộ ba VNM, VCB và GAS thì VIC lại giảm tới 2,86%, MSN giảm 3,03%, BVH giảm 0,84%. Hai cổ phiếu ngân hàng lớn là CTG và BID không giảm, nhưng cũng không tăng được.
Như vậy trong 8 cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất tới VN-Index (vốn hóa từ 40.000 tỷ đồng trở lên), đã có tới 5 mã giảm và chỉ duy nhất GAS tăng nhẹ. Chỉ riêng cơ cấu cổ phiếu như vậy cũng đã khiến các chỉ số khó lòng tăng được, chưa tính đến các mã khác giảm.
Trong số các blue-chips, vẫn có một số mã tăng, nhưng sức ảnh hưởng là tương đối nhỏ, thậm chí rất nhỏ so với 8 cổ phiếu dẫn đầu nói trên. Chẳng hạn HPG, cổ phiếu xếp thứ 9 trong thứ tự vốn hóa ở HSX cũng vẫn nằm trong số giảm, mất 0,22%. MBB, cổ phiếu kế tiếp sau HPG, giảm 0,66%.
MWG là cổ phiếu thứ 11 trong “bảng xếp hạng vốn hóa” là tăng giá 0,75%. Dù là nằm sát Top 10, nhưng vốn hóa của MWG chỉ khoảng 19.683 tỷ đồng, nhỏ hơn MBB – cổ phiếu xếp thứ 10 – tới 18%, chưa bằng một phần ba quy mô vốn hóa của cổ phiếu xếp bét trong Top 5 là CTG.
Vài cổ phiếu blue-chips còn lại quả thực không đáng kể về mặt vốn hóa như CII, GMD, HCM, NT2, PPC, SBT.
Thanh khoản vẫn rất đuối
Phiên cuối tuần thị trường thường bị bán mạnh hơn các ngày khác, một phần là do hết vòng quay ngắn hạn T+3 đối với các giao dịch đầu tuần, đồng thời nhà đầu cơ lo ngại những tin xấu có thể xuất hiện trong ngày nghỉ.
Chẳng hạn hôm nay là ngày hàng T+3 của phiên chạm đáy 26/7 về tài khoản. Tuy đó không phải là một phiên rớt thảm, nhưng cũng có khoảng 103 cổ phiếu sụt mạnh từ 2% trở lên. Nếu nhà đầu cơ bắt đáy tốt, khả năng có lãi là cao. Chẳng hạn mặc dù thống kê với giá đóng cửa hôm nay – gần 120 cổ phiếu giảm giá – nhưng vẫn có tới 40% số cổ phiếu ở sàn HSX có lợi nhuận T+3.
Áp lực bán T+3 luôn là rào cản cho khả năng phục hồi ngắn hạn của thị trường. Nếu như khả năng mua vào đủ mạnh, thị trường hoàn toàn có thể tăng được. Nhưng có thể thấy trong 5 phiên của tuần này, chỉ duy nhất 2 phiên tăng và cũng chỉ có ngày 27/7 là VN-Index tăng tương đối tốt (+7,52 điểm).
Mặt khác, thanh khoản lại sụt giảm mạnh vào ngày cuối tuần (giảm 6% về khối lượng và 10% về giá trị) cho thấy nhà đầu tư vẫn rất ngần ngại giao dịch. Trung bình tuần này giá trị giao dịch giảm khoảng 19% so với tuần trước.
VN-Index tăng chung cuộc tuần này 0,4% là mức rất thấp, chưa vượt ra khỏi ngưỡng phục hồi mang tính kỹ thuật. Chỉ số vẫn đang thấp hơn đỉnh cao nhất vừa qua tới 29,5 điểm. Để gặp lại đỉnh cũ cũng đã là một hành trình khó khăn, chứ chưa nói tới khả năng vượt đỉnh.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
2.034,2 tỷ đồng (-9%) | 112,3 triệu (-3%) | 417,4 tỷ đồng (-19%) | 35,9 triệu (-13%) |
Khánh Nhi
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接