游客发表
发帖时间:2025-01-25 18:13:41
Ở một số nước,ắcứngxửquấyrốitigravenhdụcnơicocircngsởĐừngđaacutenhtrốngbỏhạng 1 na uy khi nạn nhân bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc lên tiếng thì kẻ làm phiền sẽ phải mất cả tiền phạt, đền bù thiệt hại danh dự cho nạn nhân và đối mặt với án tù. Đơn cử như tại Mỹ là một trong những nước đầu tiên ban hành luật về quấy rối tình dục. Người có hành vi tán tỉnh “dai như đỉa” mà đối tượng không đồng ý dùng lời lẽ dâm ô với người đồng giới; đề cập đến chuyện phòng the đến nỗi đồng nghiệp bị phân tâm không làm việc được... đều có thể phải ra tòa. Mức bồi thường thiệt hại tối đa là 300 ngàn USD, theo đạo luật Quyền công dân liên bang năm 1964 của Mỹ.
Tòa án Mỹ đã liệt kê cụ thể các hành vi quấy rối tình dục, gồm: lời nói ám chỉ đến tình dục lặp đi lặp lại nhiều lần, lời nói đùa khiêu dâm, lời bình luận hay cách ăn nói dâm dục; thư từ, hình vẽ mang tính chất gợi dục; lời đề nghị quan hệ tình dục hoặc lời hăm dọa liên tục gây phiền hà người khác; trưng bày tranh ảnh, lịch khiêu dâm hay tài liệu tình dục ở nơi làm việc; các hành vi gây phiền hà hay ép buộc mang tính chất gợi dục như sờ, vỗ nhẹ, đụng chạm, véo, hôn hít, vuốt ve; gây sức ép công khai hay có ẩn ý đòi quan hệ tình dục, ép buộc quan hệ tình dục.
Còn ở Việt Nam cho đến nay, việc phát hiện, tố cáo và xử phạt hành vi quấy rối nơi làm việc vẫn rất hiếm thấy. Trong khi đó, hành vi quấy rối vẫn tồn tại mỗi ngày. Rất nhiều người, nhất là phụ nữ biết nhiều hành vi có thể liệt vào tội quấy rối tình dục nhưng yếu tố tâm lý, văn hóa và nỗi sợ mất việc khiến nhiều nạn nhân chấp nhận im lặng, thậm chí chịu đựng ấm ức mà không trình báo sự việc với cấp có thẩm quyền.
Trên thực tế, Bộ luật lao động có hiệu lực từ 1-5-2013 cũng đã quy định rõ việc nghiêm cấm các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Đồng thời đề nghị mức xử phạt hành vi này từ 50-75 triệu đồng. Tuy nhiên, mức xử phạt này thiếu căn cứ và khó thực thi.
Bộ quy tắc ứng xử quấy rối tình dục nơi công sở đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho Chính phủ, các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, công đoàn và người lao động hiểu thế nào là quấy rối tình dục tại nơi làm việc, làm gì để phòng ngừa... Từ đó giúp Chính phủ, chủ sử dụng lao động và người lao động nhận diện, ngăn chặn và xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc, có thể lồng ghép vào nội quy, quy chế của đơn vị để phòng chống quấy rối tình dục, giúp phát triển quan hệ lao động hài hòa, tạo môi trường làm việc lành mạnh, an toàn. Tuy nhiên, nhiều người cũng không khỏi hoài nghi về sự tồn tại của bộ quy tắc nếu không có giải pháp giải quyết triệt để, tạo điều kiện cho nạn nhân mạnh dạn lên tiếng tố cáo và được bảo vệ để không bị điều tiếng, mất danh dự, cô lập, thậm chí mất việc...
Việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc là đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, nếu không gắn với biện pháp xử phạt hợp lý và bảo vệ nạn nhân bị quấy rối khi dũng cảm tố giác thì quy tắc cũng chỉ mãi nằm trên giấy theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”.
Điểm qua pháp luật một số nước quy định xử phạt về tội quấy rối tình dục Malaysia: Bất kỳ ai xúc phạm phẩm giá phụ nữ bằng lời lẽ, cử chỉ hay phô bày đồ vật với ý định để người phụ nữ đó nghe và thấy lời nói, cử chỉ hay đồ vật này sẽ bị phạt tù cao nhất là 5 năm hoặc bị phạt tiền hoặc cả hai. Ấn Độ thì có quy định tương tự nhưng mức phạt tù cao nhất là 1 năm. Pháp: Người nào lạm dụng quyền lực đe dọa, ép buộc người khác quan hệ tình dục sẽ bị buộc tội quấy rối tình dục và bị phạt tù không quá 1 năm và phạt tiền. Iceland có quy định: Người nào dùng quyền lực trong công việc để ép cấp dưới quan hệ tình dục sẽ bị phạt tù cao nhất đến 3 năm. Các hình thức quấy rối tình dục khác có án phạt tù mức cao nhất 2 năm. Tại Philippines: Người có hành vi quấy rối tình dục sẽ bị phạt tù từ 1-6 tháng hoặc phạt 200-400 USD, hay cả hai. |
Ngọc Tú
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接